Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của vaccine Covid-19 bị giảm sau vài tháng. Điều này có thể do cơ thể người tiêm đáp ứng kháng thể kém, biến chủng Delta lây lan mạnh.
Trong báo cáo đăng tải ngày 17/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay hiệu quả của vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) suy giảm đáng kể sau nhiều tháng, tính từ thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Khả năng bảo vệ của vaccine Covid-19 đặc biệt suy yếu ở người trên 65 tuổi. Đây không phải lần đầu tiên giới nghiên cứu nhận thấy điều này.
Báo cáo của CDC cho hay vaccine Pfizer có khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện cho nhóm 18-64 tuổi là 92% và 77% với người trên 65 tuổi.
Trong khi đó, Moderna cung cấp khả năng bảo vệ tương ứng lần lượt là 97% và 87%. Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ của vaccine dường như không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của biến chủng Delta, nó khá sát với các công bố của hãng trong những thử nghiệm lâm sàng.
Một nghiên cứu khác có tên Ivy đã xem xét những người trưởng thành nhập viện ở 18 tiểu bang từ tháng 3 đến tháng 8. Hiệu quả của vaccine Pfizer sau 14-120 ngày tiêm mũi thứ 2 là 91%. Tuy nhiên, sau 120 ngày, tỷ lệ bảo vệ chỉ còn 77%. Con số này ở Moderna giảm không đáng kể, vẫn giữ ở mức 92% hoặc 93% như các nghiên cứu trước đó.
Các nghiên cứu chỉ ra vaccine Covid-19 có thể suy giảm hiệu quả bảo vệ theo thời gian. Ảnh: Freepik.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên 4.000 nhân viên y tế, bác sĩ tuyến đầu được tiêm vaccine Covid-19 sớm, hiệu quả bảo vệ của vaccine Moderna trước biến chủng Delta giảm từ 91% xuống 66%. Những người này được kiểm tra kháng thể liên tục hàng tuần, bất kể có triệu chứng mắc Covid-19 hay không.
Ngày 20/8, Reuters dẫn một nghiên cứu sức khỏe cộng đồng của Anh, phát hiện khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer và AstraZeneca bị ảnh hưởng trước biến chủng Delta. Nghiên cứu dựa trên hơn 3 triệu mẫu gạc mũi, họng của người dân khắp nước Anh, do Đại học Oxford thực hiện.
Nhóm chuyên gia nhận thấy sau 90 ngày tiêm mũi thứ 2 của Pfizer hoặc AstraZeneca, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm nCoV của chúng giảm xuống lần lượt là 75% và 61%. Sau hai tuần tiêm mũi 2, tỷ lệ này giảm lần lượt xuống 85% và 68%. Sự suy giảm hiệu quả được nhìn thấy rõ nhất ở người từ 25 tuổi trở lên.
Theo The New York Times, một nghiên cứu khác của CDC trong tháng 8 đã phân tích hiệu quả vaccine trên gần 19.000 người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão. Trong đó, 4.000 người được theo dõi từ ngày 1/3 đến 9/5, trước khi biến chủng Delta xuất hiện. Gần 15.000 người còn lại được theo dõi từ ngày 21/6 đến 1/8, khi Delta chiếm ưu thế trong các ca mắc mới.
Kết quả cho thấy hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của vaccine giảm từ 75% xuống còn 53%. Không có dữ liệu đánh giá khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng. Vì vậy, CDC cũng lưu ý không loại trừ nguyên nhân khác gây ra sự gia tăng các ca mắc, bên cạnh giả thuyết vaccine kém hiệu quả.
Trong nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ riêng bang New York từ ngày 3/5 đến 25/7, hiệu quả của vaccine cũng giảm từ 91,7% xuống 79,8%. Đây là giai đoạn biến chủng Delta phát triển mạnh, chiếm tới 80% số F0 mới. Nhưng vaccine vẫn có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 tại bang này.
Số ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine ở New York là 20% (khoảng 9.675 người). Ngoài ra, 1.271 người tiêm vaccine vẫn phải nhập viện vì Covid-19, chiếm tỷ lệ 15%. Hiệu quả của vaccine giảm mạnh nhất từ 90,6% xuống 74,6% ở nhóm 18-49 tuổi.
The New York Times dẫn một dữ liệu khác từ Israel cho thấy khả năng miễn dịch chống lại lây nhiễm nCoV bị suy yếu ở người tiêm vaccine trên 65 tuổi. Trong khi đó, dữ liệu về hiệu quả vaccine ở bang New York không thay đổi ở nhóm tuổi nói trên.
Trái ngược với các kết quả trên, tờ Boston Herald đưa tin ngày 22/9, nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women (BWH) tại bang Massachusetts, Mỹ, lại khẳng định vaccine Moderna bảo vệ, chống lại nCoV vẫn bền vững và không suy giảm sau 5,3 tháng tiêm mũi thứ 2.
Hiệu quả của vaccine suy giảm là nguyên nhân khiến nhiều chuyên gia đề xuất tiêm liều tăng cường (mũi 3) cho nhóm dễ bị tổn thương. Ảnh: FT Times.
Các chuyên gia cho hay hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên đó là khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra bị suy yếu. Khi công bố hay trong các báo cáo gửi cơ quan y tế để phê duyệt, kết quả bảo vệ mà các hãng dược đưa ra được gọi là hiệu lực của vaccine.
Hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển “kết quả quan tâm” (thường là tỷ lệ mắc bệnh) so với nhóm dùng giả dược. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.
Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo trong thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ tuổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.
Hai thông số hiệu lực và hiệu quả của vaccine có sự chênh lệch do khả năng miễn dịch mà các thử nghiệm lâm sàng không thể tính toán hết. WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường trong các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.
WHO phân biệt hiệu lực và hiệu quả của vaccine. Việt hóa: Thiên Nhan.
Giả thuyết thứ 2 là do biến chủng Delta. Virus ngày càng tiến hóa, thích nghi tốt hơn với hệ miễn dịch. Theo Business Insider, các nhà nghiên cứu gợi ý biến chủng Delta có nhiều đột biến có thể né tránh vaccine. Song, vẫn còn nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các vaccine không bị ảnh hưởng bởi biến chủng. Giả thuyết này vẫn còn nhiều tranh luận.
Giả thuyết thứ 3 là việc tiêm chủng chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu (đặc biệt với người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư, tuổi cao...). Các thử nghiệm lâm sàng đều chọn các tình nguyện viên khỏe mạnh. Do đó, hiệu lực bảo vệ mà các hãng sản xuất công bố đều không áp dụng cho những có hệ miễn dịch kém.
Thông thường, một người được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra kháng thể, khi đo nồng độ, họ sẽ biết được mức độ đáp ứng vaccine. Song, một số người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm chủng, cơ thể không tạo ra đủ kháng thể trong các xét nghiệm. ABC News dẫn một nghiên cứu cho thấy chỉ hơn 50% bệnh nhân ung thư máu, tủy xương, hạch bạch huyết có kháng thể chống nCoV sau khi tiêm vaccine.
Giới chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ cơ chế của hiện tượng này. Đáp ứng kháng thể giảm có thể do hệ miễn dịch của họ không còn hoạt động tốt. Thuốc mà bệnh nhân đang dùng cũng có thể gây ảnh hưởng tác dụng của vaccine.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý kết quả đo kháng thể của một cá nhân nào đó sau tiêm chủng chỉ có giá trị tại thời điểm đo. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian, tình trạng sức khỏe của người được đo.
Và điều cuối cùng mà tất cả chuyên gia y tế nhấn mạnh đó là tiêm chủng vẫn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, nhập viện, tử vong vì Covid-19. Vaccine vẫn là chìa khóa để chúng ta chung sống với đại dịch.
Nguồn: Zingnews
Trong báo cáo đăng tải ngày 17/9, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay hiệu quả của vaccine mRNA (Pfizer, Moderna) suy giảm đáng kể sau nhiều tháng, tính từ thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Khả năng bảo vệ của vaccine Covid-19 đặc biệt suy yếu ở người trên 65 tuổi. Đây không phải lần đầu tiên giới nghiên cứu nhận thấy điều này.
Nhiều nghiên cứu với kết quả trái ngược
Theo The New York Times, một nghiên cứu có tên Supernova đã xem xét sức khỏe của những người tiêm một trong hai vaccine mRNA trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm nay. Họ đều không mắc bệnh nền, tình trạng sức khỏe ổn định, không bị suy giảm miễn dịch, độ tuổi từ 18 trở lên.Báo cáo của CDC cho hay vaccine Pfizer có khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện cho nhóm 18-64 tuổi là 92% và 77% với người trên 65 tuổi.
Trong khi đó, Moderna cung cấp khả năng bảo vệ tương ứng lần lượt là 97% và 87%. Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ của vaccine dường như không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của biến chủng Delta, nó khá sát với các công bố của hãng trong những thử nghiệm lâm sàng.
Một nghiên cứu khác có tên Ivy đã xem xét những người trưởng thành nhập viện ở 18 tiểu bang từ tháng 3 đến tháng 8. Hiệu quả của vaccine Pfizer sau 14-120 ngày tiêm mũi thứ 2 là 91%. Tuy nhiên, sau 120 ngày, tỷ lệ bảo vệ chỉ còn 77%. Con số này ở Moderna giảm không đáng kể, vẫn giữ ở mức 92% hoặc 93% như các nghiên cứu trước đó.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên 4.000 nhân viên y tế, bác sĩ tuyến đầu được tiêm vaccine Covid-19 sớm, hiệu quả bảo vệ của vaccine Moderna trước biến chủng Delta giảm từ 91% xuống 66%. Những người này được kiểm tra kháng thể liên tục hàng tuần, bất kể có triệu chứng mắc Covid-19 hay không.
Ngày 20/8, Reuters dẫn một nghiên cứu sức khỏe cộng đồng của Anh, phát hiện khả năng bảo vệ của vaccine Pfizer và AstraZeneca bị ảnh hưởng trước biến chủng Delta. Nghiên cứu dựa trên hơn 3 triệu mẫu gạc mũi, họng của người dân khắp nước Anh, do Đại học Oxford thực hiện.
Nhóm chuyên gia nhận thấy sau 90 ngày tiêm mũi thứ 2 của Pfizer hoặc AstraZeneca, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm nCoV của chúng giảm xuống lần lượt là 75% và 61%. Sau hai tuần tiêm mũi 2, tỷ lệ này giảm lần lượt xuống 85% và 68%. Sự suy giảm hiệu quả được nhìn thấy rõ nhất ở người từ 25 tuổi trở lên.
Theo The New York Times, một nghiên cứu khác của CDC trong tháng 8 đã phân tích hiệu quả vaccine trên gần 19.000 người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão. Trong đó, 4.000 người được theo dõi từ ngày 1/3 đến 9/5, trước khi biến chủng Delta xuất hiện. Gần 15.000 người còn lại được theo dõi từ ngày 21/6 đến 1/8, khi Delta chiếm ưu thế trong các ca mắc mới.
Kết quả cho thấy hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm của vaccine giảm từ 75% xuống còn 53%. Không có dữ liệu đánh giá khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng. Vì vậy, CDC cũng lưu ý không loại trừ nguyên nhân khác gây ra sự gia tăng các ca mắc, bên cạnh giả thuyết vaccine kém hiệu quả.
Trong nghiên cứu đánh giá dữ liệu từ riêng bang New York từ ngày 3/5 đến 25/7, hiệu quả của vaccine cũng giảm từ 91,7% xuống 79,8%. Đây là giai đoạn biến chủng Delta phát triển mạnh, chiếm tới 80% số F0 mới. Nhưng vaccine vẫn có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 tại bang này.
Số ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine ở New York là 20% (khoảng 9.675 người). Ngoài ra, 1.271 người tiêm vaccine vẫn phải nhập viện vì Covid-19, chiếm tỷ lệ 15%. Hiệu quả của vaccine giảm mạnh nhất từ 90,6% xuống 74,6% ở nhóm 18-49 tuổi.
The New York Times dẫn một dữ liệu khác từ Israel cho thấy khả năng miễn dịch chống lại lây nhiễm nCoV bị suy yếu ở người tiêm vaccine trên 65 tuổi. Trong khi đó, dữ liệu về hiệu quả vaccine ở bang New York không thay đổi ở nhóm tuổi nói trên.
Trái ngược với các kết quả trên, tờ Boston Herald đưa tin ngày 22/9, nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women (BWH) tại bang Massachusetts, Mỹ, lại khẳng định vaccine Moderna bảo vệ, chống lại nCoV vẫn bền vững và không suy giảm sau 5,3 tháng tiêm mũi thứ 2.
Nguyên nhân?
Những người đã tiêm vaccine Covid-19 mà vẫn mắc bệnh được gọi là hiện tượng nCoV xuyên qua hàng rào miễn dịch (breakthrough infection). CDC cũng khuyến cáo: "Vaccine được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp mắc Covid-19 do virus xuyên qua hàng rào miễn dịch, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm".Các chuyên gia cho hay hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên đó là khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra bị suy yếu. Khi công bố hay trong các báo cáo gửi cơ quan y tế để phê duyệt, kết quả bảo vệ mà các hãng dược đưa ra được gọi là hiệu lực của vaccine.
Hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển “kết quả quan tâm” (thường là tỷ lệ mắc bệnh) so với nhóm dùng giả dược. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.
Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo trong thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ tuổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.
Hai thông số hiệu lực và hiệu quả của vaccine có sự chênh lệch do khả năng miễn dịch mà các thử nghiệm lâm sàng không thể tính toán hết. WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường trong các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.
Giả thuyết thứ 2 là do biến chủng Delta. Virus ngày càng tiến hóa, thích nghi tốt hơn với hệ miễn dịch. Theo Business Insider, các nhà nghiên cứu gợi ý biến chủng Delta có nhiều đột biến có thể né tránh vaccine. Song, vẫn còn nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các vaccine không bị ảnh hưởng bởi biến chủng. Giả thuyết này vẫn còn nhiều tranh luận.
Giả thuyết thứ 3 là việc tiêm chủng chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu (đặc biệt với người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư, tuổi cao...). Các thử nghiệm lâm sàng đều chọn các tình nguyện viên khỏe mạnh. Do đó, hiệu lực bảo vệ mà các hãng sản xuất công bố đều không áp dụng cho những có hệ miễn dịch kém.
Thông thường, một người được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra kháng thể, khi đo nồng độ, họ sẽ biết được mức độ đáp ứng vaccine. Song, một số người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiêm chủng, cơ thể không tạo ra đủ kháng thể trong các xét nghiệm. ABC News dẫn một nghiên cứu cho thấy chỉ hơn 50% bệnh nhân ung thư máu, tủy xương, hạch bạch huyết có kháng thể chống nCoV sau khi tiêm vaccine.
Giới chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ cơ chế của hiện tượng này. Đáp ứng kháng thể giảm có thể do hệ miễn dịch của họ không còn hoạt động tốt. Thuốc mà bệnh nhân đang dùng cũng có thể gây ảnh hưởng tác dụng của vaccine.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý kết quả đo kháng thể của một cá nhân nào đó sau tiêm chủng chỉ có giá trị tại thời điểm đo. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian, tình trạng sức khỏe của người được đo.
Và điều cuối cùng mà tất cả chuyên gia y tế nhấn mạnh đó là tiêm chủng vẫn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, nhập viện, tử vong vì Covid-19. Vaccine vẫn là chìa khóa để chúng ta chung sống với đại dịch.
Nguồn: Zingnews