Hiệu ứng Nocebo gây ra hơn 60% trường hợp phản ứng có hại với vắc xin COVID

Theo một nghiên cứu mới liên quan đến hơn 45.000 bệnh nhân, hầu hết các phản ứng có hại mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể là do hiệu ứng nocebo.

Hiệu ứng xảy ra khi tiêm cả vắc xin lẫn giả dược

Hiệu ứng nocebo được vị là "cặp song sinh xấu xa" của hiệu ứng giả dược, thường xảy ra khi bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ tiêu cực đối với phương pháp điều trị vì họ đang mong đợi. Trong một phân tích 12 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC) ở Boston đã phát hiện rằng có tới 64% tác dụng phụ có thể là do hiệu ứng này tạo ra. “Các phản ứng có hại sau khi điều trị bằng giả dược thường xảy ra trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ", một nhà nghiên cứu giả dược cho biết.
"Việc thu thập bằng chứng có hệ thống liên quan đến những phản ứng nocebo này trong các thử nghiệm vắc xin là rất quan trọng đối với việc tiêm chủng COVID-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là vì lo ngại về các tác dụng phụ được báo cáo là lý do khiến việc sử dụng vắc xin bị hạn chế."
Những thử nghiệm lâm sàng do nhóm nghiên cứu tiến hành gồm tổng cộng 45.380 bệnh nhân, trong đó 22.802 người đã được tiêm vắc xin thật. 22.578 bệnh nhân còn lại được dùng giả dược (chất vô hại không có giá trị chữa bệnh như nước muối). Tuy nhiên, không ai trong số bệnh nhân biết liệu họ đã được tiêm vắc-xin hay giả dược.

Hiệu ứng Nocebo gây ra hơn 60% trường hợp phản ứng có hại với vắc xin COVID
Sau lần tiêm đầu tiên, 46,3% bệnh nhân tiêm vắc xin đã báo cáo các tác dụng phụ toàn thân, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, phổ biến nhất là nhức đầu và mệt mỏi. 66,7% còn lại báo cáo về một tác dụng phụ tại chỗ, chẳng hạn như đau nhức hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là những bệnh nhân dùng giả dược cũng gặp phải các tác dụng ngoại ý, với 35,2% báo cáo tác dụng toàn thân và 16,2% báo cáo tác dụng cục bộ.
Theo phân tích của nhóm, khi so sánh tỷ lệ giữa 2 nhóm này thì hiệu ứng nocebo chiếm tới 76% các tác dụng ngoại ý toàn thân và 24% các tác dụng ngoại ý tại chỗ sau liều vắc-xin đầu tiên. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm sau lần tiêm thứ 2, rất ít bệnh nhân dùng giả dược báo cáo các tác dụng phụ; 31,8 % cho các tác dụng phụ toàn thân và 11,8 % tác dụng phụ tại chỗ.
Còn đối với những người tiêm vắc xin thật, các tác dụng ngoài ý muốn lại tăng lên với 61,4% bệnh nhân báo cáo tác dụng toàn thân và 72,8% báo cáo tác dụng cục bộ. Điều đó cho thấy có tới 52% phản ứng có hại sau khi dùng liều thứ hai là do hiệu ứng nocebo. Tổng kết lại, có khoảng 64% của tất cả các phản ứng bất lợi có thể là do hiệu ứng nocebo.

Kết quả nghiên cứu giúp tìm ra các phương pháp hạn chế phản ứng tiêu cực của tiêm vắc xin

Những phát hiện này khá quan trọng trong việc tìm ra một phương pháp tiêm vắc xin hạn chế các phản ứng có hại đối với cơ thể. “Các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu và mệt mỏi - mà chúng tôi đã chứng minh là đặc biệt nhạy cảm với nocebo - được liệt kê trong số các phản ứng có hại phổ biến nhất sau khi tiêm chủng COVID-19 trong nhiều thông tin được phản ánh lại", nhà nghiên cứu giả dược Ted J. Kaptchuk thuộc BIDMC và Trường Y Harvard cho biết.
Hiệu ứng Nocebo gây ra hơn 60% trường hợp phản ứng có hại với vắc xin COVID
Những bằng chứng cho thấy chúng ta có thể không có sự phân biệt rõ ràng về những phản ứng từ vắc xin thật hoặc là do sự lo lắng khiến mọi người quá cảnh giác với các tác dụng bất lợi. Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc bác sĩ giao tiếp cởi mở với bệnh nhân có thể cải thiện được những kết quả tiêu cực, đặc biệt là về thuốc giả dược đôi khi được kê đơn để điều trị.
Hiệu ứng giả dược thực sự hoạt động, ngay cả khi bệnh nhân biết rằng họ đang dùng giả dược. Đối với trường hợp tiêm chủng COVID-19, việc thông báo cho bệnh nhân về tác dụng của nocebo cũng có thể giúp giảm số lượng phản ứng bất lợi.
Ted J. Kaptchuk cho biết thêm "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc thông báo cho công chúng về khả năng đáp ứng nocebo có thể giúp giảm bớt lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19, điều này có thể làm giảm sự chần chừ trong việc tiêm chủng."
Nguồn
Sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top