HLV Park loại 4 cầu thủ, chốt danh sách đấu Trung Quốc?

Chen Zhichu, một học sinh trung học Bắc Kinh từng dành hơn 30 phút mỗi ngày cho việc quảng bá thần tượng của mình, nam diễn viên Tiêu Chiến. Sau một thời gian, các hoạt động này chính thức bị chính quyền cấm vì lý do tuyên truyền “các giá trị không lành mạnh”.
Fan cuồng thấp thỏm khi Trung Quốc đàn áp showbiz
Một cuộc “thanh trừng” trực tuyến có quy mô chưa từng có đã diễn ra sau khi chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm “theo đuổi thần tượng quá đà”. Đối tượng áp dụng là các bảng xếp hạng thần tượng trực tuyến, quỹ thần tượng và nhiều phương tiện khác mà các nhóm fandom sử dụng để lăng xê ngôi sao của họ.
Tiêu Chiến nổi tiếng vì vẻ đẹp mỏng manh. Sau thành công của bộ phim The Untamed lấy đề tài tình yêu nam nam với 29 triệu người theo dõi chỉ riêng trên Weibo, anh đã thu hút được vô số người hâm mộ, chủ yếu là nữ.
"Tôi từng ủng hộ tất cả các bài đăng trên diễn đàn người hâm mộ Weibo của Tiêu Chiến và mua các sản phẩm mà anh ấy quảng cáo", Chen, 16 tuổi, nói với AFP. Tuy nhiên, cô cũng chia sẻ: “Thật là mệt mỏi khi cố gắng duy trì độ nổi tiếng ấy mỗi ngày".
Thực tế, việc kinh doanh thần tượng dựa vào lượng người hâm mộ trở nên cực kì phát đạt những năm gần đây, ước tính đạt 140 tỷ nhân dân tệ (21,6 tỷ USD) vào năm 2022, theo báo cáo của truyền thông nhà nước.
Fan cuồng thấp thỏm khi Trung Quốc đàn áp showbiz
Ở một quốc gia có số lượng người trẻ sử dụng mạng vào loại bậc nhất như Trung Quốc, rất nhiều nghề nghiệp ăn theo xu hướng thần tượng đã ra đời. Nổi bật nhất có lẽ là những người sáng tạo nội dung toàn thời gian, đối tượng phục vụ là người hâm mộ trẻ - hay được gọi là "zhanjie" hoặc "chị nhà đài" theo nghĩa tiếng việt. Họ chuyên sản xuất, tổ chức các hoạt động cổ vũ thần tượng để lôi kéo thêm người hâm mộ.
Nhiều ý kiến phản đối cho rằng văn hóa người hâm mộ là một ngành công nghiệp bóc lột tài chính từ trẻ vị thành niên. Nền móng của sự bóc lột này là các tương tác giả tạo trên phương tiện truyền thông xã hội, khuyến khích chi tiền cho các sản phẩm quảng cáo. Đây là một con ung nhọt mà chính phủ đang cố gắng loại bỏ thông qua ban hành các quy định kiểm duyệt gắt gao.
Các nhà chức trách tán thành tuyệt đối đề xuất trên và cho rằng đó là biện pháp cần thiết để hạn chế khía cạnh tiêu cực của văn hóa người hâm mộ, bao gồm đe dọa trực tuyến, theo dõi, lừa đảo và các cuộc chiến trực tuyến gay gắt giữa các fandom.
Tuy nhiên, phía người hâm mộ cũng bảo vệ sân chơi của họ. Với những hoạt động cổ vũ thần tượng, họ cảm thấy bản thân được gắn kết trong một cộng đồng lớn cũng như cảm thấy thành tựu và vui sướng khi thần tượng của họ thành công.

Bảo vệ giá trị đạo đức

Chính quyền Cộng sản cũng lo lắng về ảnh hưởng của thần tượng vì một lý do khác: khả năng huy động đội quân người hâm mộ ngay lập tức, có sức công phá kéo dài nhiều ngày trên mạng xã hội. "Đó là một dạng khác của phong trào quần chúng và là điều mà chính phủ không muốn nhất", một giáo sư xã hội học tại Trung Quốc cho biết.
Ngoài ảnh hưởng lên thị trường giải trí, các cuộc càn quét của chính phủ cũng quét qua các lĩnh vực khác như công nghệ, giáo dục. Đây được coi là động thái làm sạch xã hội, nhắm vào những người giàu và quyền lực để thúc đẩy kinh tế xã hội bình đẳng hơn. Những nỗ lực kể trên của chính phủ cũng để giúp người trẻ thấm nhuần các giá trị xã hội “lành mạnh”, bảo vệ họ khỏi ảnh hưởng độc hại từ một số người nổi tiếng.
“Giới trẻ Trung Quốc thiếu những kiểu thần tượng hoạt động cộng đồng lành mạnh cũng như thiếu phương tiện để tiếp cận, theo đuổi chủ nghĩa tích cực”, Fang Kecheng, một giáo sư truyền thông tại Đại học Hong Kong cho biết.
Vào tháng trước, cơ quan quản lý phát sóng Trung Quốc vừa phong sát nhiều nghệ sĩ có “đạo đức kém cỏi”, “quan điểm chính trị không đúng" hoặc theo đuổi xu hướng “đàn ông si tình" - một kiểu thẩm mỹ lưỡng tính phổ biến ở nhiều nhóm nhạc nam Hàn Quốc, và cả các nam thần tượng Trung như Tiêu Chiến.
Các chuyên gia cho rằng những động thái trên là kết quả của phản ứng khó chịu tích tụ lâu ngày từ nhiều bộ phận người trước tỷ lệ sinh trong nước ngày càng giảm và chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ. Điều này xảy ra khi người dân ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với các bộ phim có chủ đề đấng nam nhi anh hùng được sản xuất bởi nhà nước.

"Giai đoạn phát triển cần thiết"

Đối với nhiều nghệ sĩ khác ở Thượng Hải, việc đàn áp văn hóa người nổi tiếng là cơ hội để thiết lập lại ngành công nghiệp. “Đây là một giai đoạn mà bất kì ngành công nghiệp nào muốn phát triển đều phải vượt qua”, Li Chengxi, 26 tuổi, nói với AFP trong buổi diễn tập cho một cuộc thi khiêu vũ thực tế ở Nam Thông, miền Đông Trung Quốc.
Từ nhỏ, Li đã là một vũ công và diễn viên đam mê. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh hạng ưu, cô cố gắng trở thành một nghệ sĩ giải trí, tham gia đóng vai chính trong một số bộ phim và chương trình thần tượng tài năng - thể loại giải trí hiện bị cấm bởi các cơ quan quản lý phát sóng.
Trái với phản ứng lo lắng của đông đảo các nghệ sĩ khác, cô tỏ ra không quá bận tâm các quy định của nhà nước sẽ cản trở sự nghiệp của cô. “Khi những con sóng lớn ập vào bờ, vàng để lại sẽ càng sáng hơn”, cô nói một cách bình tĩnh.
Nếu muốn đạt được thành công thực sự, các nghệ sĩ Trung Quốc không còn con đường nào khác ngoài việc đồng ý với quy định nhà nước. Những người cố ********* cuối cùng sẽ phải trả giá bằng chính sự nghiệp của họ. Mặc dù Li có hơn 200.000 người theo dõi trên mạng xã hội, nhưng cô vẫn còn cách xa vị trí ngôi sao thần tượng nổi tiếng.
Sau những biện pháp khắt khe của nhà nước, giờ đây tầm ảnh hưởng của “siêu fan” tại đất nước tỷ dân đang bị suy yếu cả trong và ngoài nước. "Qua đợt thanh lọc này, các hoạt động của người hâm mộ vẫn sẽ tồn tại, nhưng có thể ít hơn trước", một người hâm mộ ở Bắc Kinh, họ Geng tuổi 20, cho biết.
Nguồn: Korea Times

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top