VNR Content
Pearl
Hiện nay, việc tiêm ngừa vaccine COVID19 đã và đang là một trong những sứ mệnh được các quốc gia ưu tiên thực hiện một cách cấp thiết và vô cùng nghiêm túc. Các chuyên gia cho biết vaccine là một trong những giải pháp thiết thực trong việc ngăn chặn những làn sóng Covid trong tương lai.
Trong một buổi tranh luận gần đây, đã có những ý kiến cho rằng việc lưu hành “thẻ Covid” hay “hộ chiếu vaccine” là một giải pháp lý tưởng để tránh nguy cơ phải phong tỏa ở các quốc gia. Tuy nhiên, ý kiến này cũng vấp phải nhiều sự phản đối gay gắt liên quan đến quyền tự do và quyền riêng tư của các cá nhân. Thông qua những ý kiến trái chiều này, các chuyên gia đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus corona nhằm mục đích đưa ra một giải pháp thực thi hợp lý hơn.
Trong cuộc tranh luận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “hộ chiếu vaccine”, nó có nghĩa là giấy chứng nhận hoặc ứng dụng hiển thị về tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó (đã tiêm 1 mũi hay tiêm đủ 2 mũi). Ngoài ra, một khái niệm khác là “covid pass”, nó ẩn chứa ý nghĩa rằng người đó có nguy cơ nhiễm virus thấp hơn dựa trên các thông tin về việc tiêm chủng, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc thông tin về việc người đó đã từng bị nhiễm COVID19 trước đó… vì vậy khả năng nhiễm và tái nhiễm là rất thấp.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Tony Blair cho rằng covid pass là một công cụ hữu ích cho phép mọi người chứng minh rằng họ “an toàn” với những người xung quanh, vì họ đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc có sẵn các miễn dịch cần thiết từ lần nhiễm virus trước đó hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với covid-19. Vì vậy, nếu tất cả mọi người có thể chứng minh được tình trạng sức khỏe của họ trước khi tham gia vào một đám đông hoặc gặp những người lạ mặt có thể giúp làm giảm nguy cơ lây lan virus. Kirsty Innes và Daniel Sleat nhấn mạnh rằng chương trình thí điểm này đã cung cấp một cái nhìn rất lạc quan về “covid pass”, đây sẽ là một công cụ tiềm năng giúp hạn chế việc lây lan virus trong các sự kiện.
Trong giai đoạn đầu của chương trình, đã có 28 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện trong số 7.764 người tham gia, những người này đã hoàn thành đầy đủ các yêu cầu của ban tổ chức. Điều này cho thấy rằng nếu chính phủ tại các quốc gia áp dụng hình thức “covid pass” đối với các tổ chức hoặc những sự kiện đông đúc có thể làm giảm các trường hợp lây nhiễm và tử vong tới 30%. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Họ thừa nhận rằng các biện pháp bảo vệ cá nhân là cần thiết trước khi áp dụng rộng rãi hình thức “Covid pass”, ngoài ra, cần đảm bảo rằng những người không thể tiêm vaccine Covid-19 sẽ không bị "loại trừ” khỏi các ràng buộc về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, việc bảo vệ dữ liệu sức khỏe cá nhân và tối đa hóa quyền riêng tư cũng cần được đề cao khi sử dụng hình thức này. Chưa dừng lại ở đó, nền tảng công nghệ thông tin và việc đồng bộ hóa dữ liệu sức khỏe cá nhân cần được nâng cấp và chú trọng hơn tại các quốc gia sở tại”.
Do vậy, để đảm bảo một xã hội “an toàn” và hạn chế tối đa việc lây lan cho các cá nhân thì phương pháp “Covid pass” sẽ là một trong những ưu tiên triển khai rộng rãi trong thời gian sắp tới.
Mai Trần – Theo Scitechdaily
Trong cuộc tranh luận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “hộ chiếu vaccine”, nó có nghĩa là giấy chứng nhận hoặc ứng dụng hiển thị về tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó (đã tiêm 1 mũi hay tiêm đủ 2 mũi). Ngoài ra, một khái niệm khác là “covid pass”, nó ẩn chứa ý nghĩa rằng người đó có nguy cơ nhiễm virus thấp hơn dựa trên các thông tin về việc tiêm chủng, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc thông tin về việc người đó đã từng bị nhiễm COVID19 trước đó… vì vậy khả năng nhiễm và tái nhiễm là rất thấp.
Do vậy, để đảm bảo một xã hội “an toàn” và hạn chế tối đa việc lây lan cho các cá nhân thì phương pháp “Covid pass” sẽ là một trong những ưu tiên triển khai rộng rãi trong thời gian sắp tới.
Mai Trần – Theo Scitechdaily