ngocanh291005bn
Pearl
Không ai ngờ được một hồ nước với vẻ ngoài bình yên như tranh vẽ lại ẩn chứa một bí mật kinh hoàng ở bên dưới, khiến 2 triệu người sống xung quanh luôn trong tình trạng "sống trong sợ hãi".
Hồ Kivu là một trong những vùng nước kỳ lạ nhất châu Phi. Một tập hợp các đặc tính bất thường khiến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học, cũng như là một địa điểm nguy hiểm tiềm tàng cho hàng triệu người sống gần đó.
Kivu không giống như hầu hết các hồ sâu. Thông thường, khi nước ở bề mặt hồ được làm lạnh - ví dụ như nhiệt độ không khí mùa đông hoặc các con sông mang tuyết vào mùa xuân - thì nước lạnh sẽ chìm xuống và nước ấm hơn dâng lên từ sâu hơn trong hồ. Quá trình này, được gọi là đối lưu, thường giữ cho bề mặt của các hồ sâu ấm hơn so với độ sâu của chúng. Nhưng tại hồ Kivu, điều này (đối lưu) không diễn ra, khiến cho nó ẩn chứa những thứ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nhất trong mắt các nhà khoa học.
Thoạt nhìn, hồ Kivu mang vẻ đẹp thanh bình như nhiều hồ nước khác. Xung quanh, các thảm thực vật vẫn phát triển mạnh mẽ, tạo nên cảnh tượng như thơ như mộng. Nhưng chẳng ai ngờ, dưới mặt nước lại tiềm ẩn mối nguy hiểm rùng rợn, là một quả bom khí độc không biết sẽ phát nổ lúc nào. Nói cụ thể hơn, điều này xuất phát từ việc bên dưới lòng hồ chứa khoảng 55 tỷ m3 khí metan và một số loại khí nguy hiểm khác. Hồ Kivu nằm trong một khu vực hoạt động địa chấn, vì vậy một trận động đất có thể tạo ra sóng trong hồ sẽ trộn các lớp nước đủ để giải phóng các khí bị mắc kẹt.
Khí hậu cũng là một thủ phạm tiềm năng. Ít nhất một vụ phun trào trong quá khứ được phát hiện trong hồ sơ trầm tích của hồ Kivu là do hạn hán đã làm bốc hơi đủ nước từ đỉnh hồ để giảm áp suất ở các tầng thấp hơn và giải phóng các khí hòa tan. Mực nước hạ thấp trong thời kỳ khô hạn cũng có thể khiến Kivu dễ bị ảnh hưởng bởi các trận mưa đặc biệt lớn. Chúng có thể xả đủ lượng trầm tích tích tụ từ hàng chục dòng chảy vào hồ để làm cho các lớp trộn lẫn vào nhau.
Một nguyên nhân khác có thể xảy ra là hoạt động núi lửa dưới hồ Kivu hoặc từ các núi lửa xung quanh, nhưng các nhà khoa học cho rằng nguy cơ của điều đó là thấp.
Dù thủ phạm là gì, hậu quả cũng sẽ giống nhau: Các khí tích tụ được giải phóng khỏi trạng thái hòa tan của chúng, tạo ra những đám mây dày đặc carbon dioxide và metan, làm ngạt thở cả người và động vật sinh sống vùng lân cận. Nếu lượng khí metan đủ lớn được thải vào không khí tại Kivu, sẽ thêm nguy cơ nó có thể bốc cháy.
Vào năm 2001, một nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra một thảm họa khác tại hồ Nyos bằng cách hút nước từ đáy hồ qua một đường ống lên bề mặt, nơi khí carbon dioxide được thải vào không khí với tốc độ an toàn. Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành tại hồ Kivu.
Hồ Kivu là một trong những vùng nước kỳ lạ nhất châu Phi. Một tập hợp các đặc tính bất thường khiến nó trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học, cũng như là một địa điểm nguy hiểm tiềm tàng cho hàng triệu người sống gần đó.
Kivu không giống như hầu hết các hồ sâu. Thông thường, khi nước ở bề mặt hồ được làm lạnh - ví dụ như nhiệt độ không khí mùa đông hoặc các con sông mang tuyết vào mùa xuân - thì nước lạnh sẽ chìm xuống và nước ấm hơn dâng lên từ sâu hơn trong hồ. Quá trình này, được gọi là đối lưu, thường giữ cho bề mặt của các hồ sâu ấm hơn so với độ sâu của chúng. Nhưng tại hồ Kivu, điều này (đối lưu) không diễn ra, khiến cho nó ẩn chứa những thứ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nhất trong mắt các nhà khoa học.
Vẻ đẹp êm đềm như tranh vẽ
Với diện tích mặt nước khoảng 2.700 km2, nằm ở độ cao hơn 1.400 m trên mực nước biển, hồ Kivu nằm trên một thung lũng đang dần bị tách ra, gây nên các hoạt động núi lửa trong khu vực và khiến nó đặc biệt sâu. Chiều sâu của hồ xấp xỉ 480m, trở thành hồ sâu thứ tám trên thế giới. Xung quanh hồ Kivu có các dãy núi hùng vĩ bao bọc.Thoạt nhìn, hồ Kivu mang vẻ đẹp thanh bình như nhiều hồ nước khác. Xung quanh, các thảm thực vật vẫn phát triển mạnh mẽ, tạo nên cảnh tượng như thơ như mộng. Nhưng chẳng ai ngờ, dưới mặt nước lại tiềm ẩn mối nguy hiểm rùng rợn, là một quả bom khí độc không biết sẽ phát nổ lúc nào. Nói cụ thể hơn, điều này xuất phát từ việc bên dưới lòng hồ chứa khoảng 55 tỷ m3 khí metan và một số loại khí nguy hiểm khác. Hồ Kivu nằm trong một khu vực hoạt động địa chấn, vì vậy một trận động đất có thể tạo ra sóng trong hồ sẽ trộn các lớp nước đủ để giải phóng các khí bị mắc kẹt.
Một nguyên nhân khác có thể xảy ra là hoạt động núi lửa dưới hồ Kivu hoặc từ các núi lửa xung quanh, nhưng các nhà khoa học cho rằng nguy cơ của điều đó là thấp.
Dù thủ phạm là gì, hậu quả cũng sẽ giống nhau: Các khí tích tụ được giải phóng khỏi trạng thái hòa tan của chúng, tạo ra những đám mây dày đặc carbon dioxide và metan, làm ngạt thở cả người và động vật sinh sống vùng lân cận. Nếu lượng khí metan đủ lớn được thải vào không khí tại Kivu, sẽ thêm nguy cơ nó có thể bốc cháy.