Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh, trải qua những thăng trầm vì bị chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần "biển tiến, biển lùi", vùng đất có tên gọi "Trà Vang" - tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã được hình thành từ lâu đời.
Giai đoạn từ năm 1732 đến năm 1900: Vùng đất và tên gọi "Trà Vang", tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã có từ trước khi Chúa Nguyễn lập Châu Định Viễn, dựng Dinh Long Hồ vào năm 1732. Như vậy, lúc bấy giờ đất Trà Vinh thuộc Châu Định Viễn.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, Vua Gia Long bắt tay ngay vào việc sắp xếp và phân định lại ranh giới các đơn vị hành chính trên toàn quốc. Từ đó, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định Trấn. Lãnh thổ Gia Định Trấn được phân chia thành 4 dinh và 1 trấn phụ, vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Vĩnh Trấn.
Năm 1825, vùng đất Trà Vinh được vua Minh Mạng lập thành Phủ Lạc Hóa trực thuộc Gia Định Thành gồm hai huyện Trà Vinh và Tuân Mỹ.
Đến năm 1832, Trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là Trấn Vĩnh Long. Sau đó, Vua Minh Mạng cho đổi các trấn thành tỉnh. Vùng đất Nam Bộ được chia thành sáu tỉnh, gọi là "Nam Kỳ lục tỉnh" gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này, Trà Vinh là một huyện thuộc Phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương Doumer ký nghị định đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh. Từ đây Nam Kỳ lục tỉnh cũ được phân chia lại thành 10 tỉnh mới, tỉnh Vĩnh Long cũ được tách ra thành 3 tỉnh mới: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. Nghị định này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1900. từ đây, tên tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức.
Từ 1/1/1900, tên gọi tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức cho đến tháng 5/1951, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục , Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã ban hành Nghị định số 174/NB-51 ngày 27/6/1951 về việc sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà.
Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam.
Theo nghị định này ở miền Nam có 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 5/5/1992 tỉnh Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động và phát triển cho đến ngày nay.
Hôm nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Năm 2024, có 26/27 chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh của tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết.
Kết quả nổi bật, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 10,04%, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 27,31%; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 72,69%; bán lẻ hàng hóa tăng 13,86%, dịch vụ khác tăng 7,69%.
Thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long cho thấy, qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân – Trà Ôn), di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khmer và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .
Để chuẩn bị cho việc thiết lập bộ máy tổ chức hành chính, Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định, dựng Dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn năm 1698 và giao cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức thực hiện. Năm Nhâm Tý 1732, Chúa Nguyễn Phúc Trú thiết lập phía nam Dinh Trấn Biên, Dinh Phiên Trấn đơn vị hành chánh mới là Long Hồ Dinh, Châu Định Viễn.
Sau năm 1749, Dinh Long Hồ được mở rộng thêm, nhập vùng đất Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di (Minh Hải), Trấn Giang (Cần Thơ), cả một vùng rộng lớn từ biển Đông đến giáp Campuchia, vị trí Dinh Long Hồ là trung tâm của châu thổ sông Cửu Long.
Địa giới Dinh Long Hồ gồm cả dãy đồng bằng sông Tiền và sông Hậu, gồm cả tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, An Giang ngày nay.
Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh quyết định đổi dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn. Chỉ vài tháng sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi Dinh Hoằng Trấn thành Vĩnh Trấn. Phạm vi Vĩnh Trấn hẹp hơn Dinh Long Hồ (vì cắt một phần đất Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ để lập Trấn Định) và dời lỵ sở Vĩnh trấn về nơi cũ Tầm Bào (tức thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Năm 1802, vua Gia Long đổi Phủ Gia Định thành Trấn Gia Định, rồi Thành Gia Định (1806), Hoằng Trấn đổi thành Trấn Vĩnh Thanh là một trong 05 trấn thuộc Thành Gia Định (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Dịnh Tường, Hà Tiên).
Ngày 22/2/1813, Triều vua Gia Long thứ 12 cho tiến hành xây dựng thành từ công thự tại thôn Bình An và Trường Xuân thuộc làng Long Hồ, gọi là Thành Long Hồ (nay phường 1, thành phố Vĩnh Long).
Năm 1832, vua Minh Mạng thiết lập đơn vị hành chính đổi trấn thành tỉnh, Nam Bộ có 6 tỉnh (gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh), trấn Vĩnh Thanh thành tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1875, Pháp tách tỉnh Vĩnh Long lập tỉnh Trà Vinh; năm 1899, tiếp tục tách lập tỉnh Bến Tre. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tỉnh Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh Nam Kỳ.
Năm 1951, nhập Vĩnh Long – Trà Vinh thành Vĩnh Trà. Năm 1976 nhập 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long gồm 14 huyện, thị và ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
Năm 2024, dù phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 ước 43.942 tỷ đồng, đạt 6,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 là 6.203 tỷ đồng, đạt 104% dự toán được giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 19.140 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 9% so năm trước.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, vào cuối thế kỷ thứ XVII, vùng đất của Bến Tre hiện nay còn nhiều hoang sơ, dân cư thưa thớt. Đến thế kỷ thứ XVIII, qua nhiều biến cố của lịch sử, nhiều tốp người từ miền Trung, các tỉnh lân cận bắt đầu di dân đến vùng này để khai khẩn đất hoang.
Đến năm 1779, khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định, tổ chức lại hành chính thì đất Bến Tre thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định (châu Định Viễn có 3 tổng: Bình An, Bình Dương và Tân An). Cho đến năm 1851, dưới triều Tự Đức, đất Bến Tre được gọi là phủ Hoằng Trị.
Địa danh Bến Tre được cấu thành theo cách gắn địa thế tự nhiện với tên loài cây (có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc), địa danh này xuất hiện từ thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt Dinh Tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre vào tháng 6/1867.
Ngày 1/1/1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh, Bến Tre được gọi là tỉnh bắt đầu từ đó, và chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay.
Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu, tỉnh lỵ là xã An Hội thuộc huyện Châu Thành. Đến năm 1946 tỉnh Đồ Chiểu được gọi lại là tỉnh Bến Tre.
Năm 1948, thực hiện Nghị định của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, quận An Hóa của tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập về Bến Tre.
Từ ngày 30/4/1975 đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh cho phù họp với điều kiện phát triển của đất nước và địa phương, Bến Tre hiện có 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 164 xã, phường, thị trấn.
Bến Tre được coi là xứ sở của dừa. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 73.997 ha dừa (2020), chiếm 44% tổng diện tích cả nước (khoảng 170.000 ha) và gần 60% diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (130.000 ha). Địa phương này cũng đang triển khai thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, đến nay, tổng diện tích dừa toàn tỉnh sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ có hơn 16.000 ha (chiếm 20,7% trên tổng diện tích dừa toàn tỉnh); trong đó, diện tích đạt chứng nhận hơn 9.500 ha.
Giai đoạn từ năm 1732 đến năm 1900: Vùng đất và tên gọi "Trà Vang", tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này đã có từ trước khi Chúa Nguyễn lập Châu Định Viễn, dựng Dinh Long Hồ vào năm 1732. Như vậy, lúc bấy giờ đất Trà Vinh thuộc Châu Định Viễn.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, Vua Gia Long bắt tay ngay vào việc sắp xếp và phân định lại ranh giới các đơn vị hành chính trên toàn quốc. Từ đó, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định Trấn. Lãnh thổ Gia Định Trấn được phân chia thành 4 dinh và 1 trấn phụ, vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Vĩnh Trấn.

Năm 1825, vùng đất Trà Vinh được vua Minh Mạng lập thành Phủ Lạc Hóa trực thuộc Gia Định Thành gồm hai huyện Trà Vinh và Tuân Mỹ.
Đến năm 1832, Trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là Trấn Vĩnh Long. Sau đó, Vua Minh Mạng cho đổi các trấn thành tỉnh. Vùng đất Nam Bộ được chia thành sáu tỉnh, gọi là "Nam Kỳ lục tỉnh" gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Lúc này, Trà Vinh là một huyện thuộc Phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương Doumer ký nghị định đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh. Từ đây Nam Kỳ lục tỉnh cũ được phân chia lại thành 10 tỉnh mới, tỉnh Vĩnh Long cũ được tách ra thành 3 tỉnh mới: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. Nghị định này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1900. từ đây, tên tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức.
Từ 1/1/1900, tên gọi tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức cho đến tháng 5/1951, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục , Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã ban hành Nghị định số 174/NB-51 ngày 27/6/1951 về việc sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà.
Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam.

Theo nghị định này ở miền Nam có 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 5/5/1992 tỉnh Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động và phát triển cho đến ngày nay.
Hôm nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Năm 2024, có 26/27 chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh của tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết.
Kết quả nổi bật, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 10,04%, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 27,31%; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 72,69%; bán lẻ hàng hóa tăng 13,86%, dịch vụ khác tăng 7,69%.
Tỉnh Vĩnh Long, nổi danh với nghề gốm
Thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long cho thấy, qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân – Trà Ôn), di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khmer và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .
Để chuẩn bị cho việc thiết lập bộ máy tổ chức hành chính, Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định, dựng Dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn năm 1698 và giao cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức thực hiện. Năm Nhâm Tý 1732, Chúa Nguyễn Phúc Trú thiết lập phía nam Dinh Trấn Biên, Dinh Phiên Trấn đơn vị hành chánh mới là Long Hồ Dinh, Châu Định Viễn.

Sau năm 1749, Dinh Long Hồ được mở rộng thêm, nhập vùng đất Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di (Minh Hải), Trấn Giang (Cần Thơ), cả một vùng rộng lớn từ biển Đông đến giáp Campuchia, vị trí Dinh Long Hồ là trung tâm của châu thổ sông Cửu Long.
Địa giới Dinh Long Hồ gồm cả dãy đồng bằng sông Tiền và sông Hậu, gồm cả tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, An Giang ngày nay.
Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh quyết định đổi dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn. Chỉ vài tháng sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi Dinh Hoằng Trấn thành Vĩnh Trấn. Phạm vi Vĩnh Trấn hẹp hơn Dinh Long Hồ (vì cắt một phần đất Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ để lập Trấn Định) và dời lỵ sở Vĩnh trấn về nơi cũ Tầm Bào (tức thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Năm 1802, vua Gia Long đổi Phủ Gia Định thành Trấn Gia Định, rồi Thành Gia Định (1806), Hoằng Trấn đổi thành Trấn Vĩnh Thanh là một trong 05 trấn thuộc Thành Gia Định (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Dịnh Tường, Hà Tiên).
Ngày 22/2/1813, Triều vua Gia Long thứ 12 cho tiến hành xây dựng thành từ công thự tại thôn Bình An và Trường Xuân thuộc làng Long Hồ, gọi là Thành Long Hồ (nay phường 1, thành phố Vĩnh Long).
Năm 1832, vua Minh Mạng thiết lập đơn vị hành chính đổi trấn thành tỉnh, Nam Bộ có 6 tỉnh (gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh), trấn Vĩnh Thanh thành tỉnh Vĩnh Long.
Năm 1875, Pháp tách tỉnh Vĩnh Long lập tỉnh Trà Vinh; năm 1899, tiếp tục tách lập tỉnh Bến Tre. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tỉnh Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh Nam Kỳ.
Năm 1951, nhập Vĩnh Long – Trà Vinh thành Vĩnh Trà. Năm 1976 nhập 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long gồm 14 huyện, thị và ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
Năm 2024, dù phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức nhưng với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 ước 43.942 tỷ đồng, đạt 6,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 là 6.203 tỷ đồng, đạt 104% dự toán được giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 19.140 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 9% so năm trước.
Bến Tre - xứ sở của dừa
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre, vào cuối thế kỷ thứ XVII, vùng đất của Bến Tre hiện nay còn nhiều hoang sơ, dân cư thưa thớt. Đến thế kỷ thứ XVIII, qua nhiều biến cố của lịch sử, nhiều tốp người từ miền Trung, các tỉnh lân cận bắt đầu di dân đến vùng này để khai khẩn đất hoang.

Đến năm 1779, khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định, tổ chức lại hành chính thì đất Bến Tre thuộc tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định (châu Định Viễn có 3 tổng: Bình An, Bình Dương và Tân An). Cho đến năm 1851, dưới triều Tự Đức, đất Bến Tre được gọi là phủ Hoằng Trị.
Địa danh Bến Tre được cấu thành theo cách gắn địa thế tự nhiện với tên loài cây (có nghĩa là một bến có nhiều tre mọc), địa danh này xuất hiện từ thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ khi thực dân Pháp đặt Dinh Tham biện đầu tiên bên bờ rạch Bến Tre vào tháng 6/1867.
Ngày 1/1/1900, Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh, Bến Tre được gọi là tỉnh bắt đầu từ đó, và chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay.
Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đổi tên tỉnh Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu, tỉnh lỵ là xã An Hội thuộc huyện Châu Thành. Đến năm 1946 tỉnh Đồ Chiểu được gọi lại là tỉnh Bến Tre.
Năm 1948, thực hiện Nghị định của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, quận An Hóa của tỉnh Mỹ Tho được sáp nhập về Bến Tre.
Từ ngày 30/4/1975 đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh cho phù họp với điều kiện phát triển của đất nước và địa phương, Bến Tre hiện có 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 164 xã, phường, thị trấn.
Bến Tre được coi là xứ sở của dừa. Theo đó, toàn tỉnh hiện có 73.997 ha dừa (2020), chiếm 44% tổng diện tích cả nước (khoảng 170.000 ha) và gần 60% diện tích các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (130.000 ha). Địa phương này cũng đang triển khai thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, đến nay, tổng diện tích dừa toàn tỉnh sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ có hơn 16.000 ha (chiếm 20,7% trên tổng diện tích dừa toàn tỉnh); trong đó, diện tích đạt chứng nhận hơn 9.500 ha.