Hóa thạch kỳ dị ở Trung Quốc: 1 loài cá được "bọc giáp" và có vây gai, viết lại hiểu biết loài người về cá cổ đại

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện những tàn tích còn lại của một giống cá sống cách đây 439 triệu năm, có những đặc điểm khác thường khiến nó “khác biệt với bất kỳ loài động vật có xương sống nào đã biết". Sinh vật kỳ dị này được có bề ngoài nhiều gai và "áo giáp xương", là loài động vật có xương sống có hàm lâu đời nhất từng được biết đến.

Chưa xác định được loài nào

Địa điểm phát hiện hóa thạch thuộc tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài này là Fanjingshania Renovata, theo tên một ngọn núi gần đó gọi là Fanjingshan.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập hàng nghìn mảnh xương, vảy và răng hóa thạch từ khu vực này, sau đó tỉ mỉ tái tạo lại những con cá cổ đại.
F. Renovata thuộc một nhóm sinh vật giống với cá mập đã tuyệt chủng, được biết đến với tên gọi acanthodians, còn gọi là "cá mập gai", với các vây gai và mảng xương bao quanh vùng vai chúng.

Hóa thạch kỳ dị ở Trung Quốc: 1 loài cá được bọc giáp và có vây gai, viết lại hiểu biết loài người về cá cổ đại
Trên cây tiến hóa của họ cá, các loài cá acanthodian nằm ở đâu đó giữa các loài chondrichthyans, bao gồm cá mập và cá đuối hiện đại, và các loài cá xương. Cơ thể Acanthodians giống cá mập, nhưng các mảng da và bộ xương của chúng tương tự như cá có xương. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ F. Renovata có thể là họ hàng gần của tổ tiên chung còn chưa được phát hiện của hai nhóm này.
Họ cũng cho biết, loài mới tìm thấy có niên đại từ kỷ Silur, cách đây 443,8 triệu đến 419,2 triệu năm, già hơn cả loài cá có hàm lâu đời nhất được biết đến trước đây khoảng 15 triệu năm. Điều này khiến nó trở thành động vật có xương sống có hàm lâu đời nhất cho đến nay.

Mẫu vật độc đáo khiến các nhà nghiên cứu tò mò

Mặc dù F. Renovata có nhiều đặc điểm với các loài acanthodians khác, nhưng nó cũng có những đặc điểm khác biệt so với những loài khác trong nhóm. Một trong những điểm khác biệt chính là phần giáp vai của cá, có diện tích lớn hơn so với áo giáp của các loài acanthodian khác, được kết hợp với nhiều gai.
Hóa thạch kỳ dị ở Trung Quốc: 1 loài cá được bọc giáp và có vây gai, viết lại hiểu biết loài người về cá cổ đại
Các vây gai của sinh vật này cũng được bao phủ bởi lớp vảy khá bất thường, được suy đoán sẽ rụng thành từng đám và mọc lại. Loại vảy tương tự cũng được nhìn thấy ở cá mập hiện đại nhưng không có đặc điểm này.
Plamen Andreev, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Sư phạm Qujing, Trung Quốc, cho biết “Mức độ biến đổi mô cứng này là chưa từng có ở chondrichthyans. Nó cho thấy độ dẻo lớn hơn những hiểu biết hiện nay về cách các bộ xương khoáng hóa ban đầu phát triển. Nó chỉ ra nguồn gốc tiến hóa của các bộ xương hiện đại, bao gồm cả những bộ xương ở người.”


>>>Tình cờ phát hiện ra 2 loài bọ cạp mới, 2 thiếu niên tuổi teen có hẳn bài đăng trên tạp chí khoa học

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top