Hơn 36 triệu năm trước, loài bò sát bay cổ đại (pterosaur) với chiều dài khoảng 9m đã đi lang thang khắp Trái Đất cùng với loài khủng long.
Một mẫu hóa thạch được phát hiện.
Theo thông cáo báo chí từ Đại học Quốc gia Cuyo, các nhà khảo cổ đã khai quật được phần hóa thạch còn lại của một loài bò sát bay khổng lồ mới (40 mảnh xương và mảnh vỡ) trên dãy núi Andes ở tỉnh Mendoza, phía tây Argentina. Với những đặc điểm chưa từng ghi nhận trước đây, các nhà khoa học đặt cho nó cái tên Thanatosdrakon amaru, có nghĩa là Rồng tử thần.
Pterosaur là loài bò sát thống trị bầu trời trong suốt kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Nó cũng là sinh vật đầu tiên có cơ bay gắn vào cánh giống như côn trùng, theo National Geographic. Chúng sở hữu bộ xương rỗng, bộ não lớn với các thùy thị giác phát triển và nhiều mào mọc trên xương, đây là nơi tập trung các cơ bay.
Pterosaur dễ dàng chinh phục tất cả các lục địa vì chúng không có đối thủ trên bầu trời. Điều này cho phép chúng phát triển một loạt các hình dạng và kích thước. Con nhỏ nhất của loài này chỉ lớn hơn con chim sẻ một chút, trong khi con lớn nhất có thể dài ngang một con khủng long 12m, rộng hơn máy bay chiến đấu F-16.
Với phát hiện mới này, các nhà khoa học có thể xác nhận hóa thạch Rồng tử thần là loài pterosaur lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Mỹ. Nó cũng là một trong những động vật có xương sống biết bay lớn nhất từng tồn tại.
Sau quá trình kiểm tra, nhóm khoa học phát hiện tảng đá lưu trữ tàn tích pterosaur có niên đại khoảng 86 triệu năm. Điều này có nghĩa pterosaur đã làm vua bầu trời trong ít nhất 20 triệu năm trước khi một tiểu hành tinh tấn công vào khu vực ngày nay là bán đảo Yucatán của Mexico, và xóa sổ tất cả khủng long vào 66 triệu năm trước.
Khám phá này sẽ là tiền đề để các nhà khoa học tìm hiểu thêm về giải phẫu nhóm pterosaurs mới, loài được mệnh danh là chúa tể bầu trời lớn nhất từng tồn tại.
Nguồn: Interesting Engineering
Theo thông cáo báo chí từ Đại học Quốc gia Cuyo, các nhà khảo cổ đã khai quật được phần hóa thạch còn lại của một loài bò sát bay khổng lồ mới (40 mảnh xương và mảnh vỡ) trên dãy núi Andes ở tỉnh Mendoza, phía tây Argentina. Với những đặc điểm chưa từng ghi nhận trước đây, các nhà khoa học đặt cho nó cái tên Thanatosdrakon amaru, có nghĩa là Rồng tử thần.
Pterosaur là loài bò sát thống trị bầu trời trong suốt kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Nó cũng là sinh vật đầu tiên có cơ bay gắn vào cánh giống như côn trùng, theo National Geographic. Chúng sở hữu bộ xương rỗng, bộ não lớn với các thùy thị giác phát triển và nhiều mào mọc trên xương, đây là nơi tập trung các cơ bay.
Pterosaur dễ dàng chinh phục tất cả các lục địa vì chúng không có đối thủ trên bầu trời. Điều này cho phép chúng phát triển một loạt các hình dạng và kích thước. Con nhỏ nhất của loài này chỉ lớn hơn con chim sẻ một chút, trong khi con lớn nhất có thể dài ngang một con khủng long 12m, rộng hơn máy bay chiến đấu F-16.
Với phát hiện mới này, các nhà khoa học có thể xác nhận hóa thạch Rồng tử thần là loài pterosaur lớn nhất từng được phát hiện ở Nam Mỹ. Nó cũng là một trong những động vật có xương sống biết bay lớn nhất từng tồn tại.
Khám phá này sẽ là tiền đề để các nhà khoa học tìm hiểu thêm về giải phẫu nhóm pterosaurs mới, loài được mệnh danh là chúa tể bầu trời lớn nhất từng tồn tại.
Nguồn: Interesting Engineering