Học theo Sony và Apple, LG cũng tìm cách giảm lệ thuộc vào bán đồ điện tử

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
LG Electronics vốn nổi tiếng với các mặt hàng điện tử như đồ gia dụng, thiết bị nghe nhìn. Tuy nhiên, công ty Hàn Quốc giờ đang tìm cách tăng doanh thu từ hệ thống thông tin giải trí và linh kiện phụ tùng trên xe hơi, cũng như phần mềm và dịch vụ giải trí. Theo CEO toàn cầu Wilian Cho, họ đã vạch ra chiến lược hướng đến truyền thông nhiều hơn là điện tử. Kế hoạch tương lai của công ty cũng không nhắc đến đồ điện tử và gia dụng nhiều nữa.
Tập đoàn Hàn Quốc đặt mục tiêu doanh thu của giải pháp xe hơi sẽ đạt 17 tỷ USD vào năm 2030.
Bloomberg cho biết con số này sẽ chếm khoảng 20% tổng doanh thu tập đoàn. Trong nửa đầu năm 2023, nguồn thu từ linh kiện phụ tùng xe hơi đóng góp 14%. Cho tuyên bố xu hướng xe điện sẽ là động lực tăng trưởng tương lai của họ, thông qua cung cấp phụ tùng.
Học theo Sony và Apple, LG cũng tìm cách giảm lệ thuộc vào bán đồ điện tử
CEO toàn cầu Wilian Cho
“Chúng tôi đang tập trung vào những gì mình làm tốt” - CEO LGE cho biết. Công ty khẳng định không tự sản xuất mà chỉ nhận đơn hàng cung ứng từ các hãng xe. Họ đang có số đơn đặt hàng tồn kho lên tới 80 tỷ USD trong lĩnh vực xe hơi. Đây là những bản hợp đồng dài hạn và đảm bảo cho tương lai lâu dài của công ty, thay vì những sản phẩm mang tính mùa vụ như TV, tủ lạnh, điều hòa,...
Hiện tại, các sản phẩm nghe nhìn như TV và đồ gia dụng như máy giặt, tủ lạnh đang chiếm hơn 1 nửa trong tổng doanh thu. Cho thừa nhận sẽ phải rất cố gắng để chuyển đổi 1 doanh nghiệp điện tử đã 65 năm tuổi thành 1 công ty nhấn mạnh vào số hóa, điện khí hóa và dịch vụ phần mềm. Đây là 1 nhiệm vụ cực kì phức tạp.

Học theo Sony và Apple, LG cũng tìm cách giảm lệ thuộc vào bán đồ điện tử
LG đang là 1 trong các hãng sản xuất pin xe điện lớn nhất
Dựa theo bản kế hoạch chiến lược dài hạn cho tới năm 2030, công ty sẽ chi hàng chục tỷ USD để theo đuổi công cuộc chuyển mình này. Việc chuyển đổi sẽ giúp công ty Hàn Quốc bớt phụ thuộc vào bán hàng điện tử, đa dạng hóa lợi nhuận và cắt giảm đáng kể chi phí. Việc kinh doanh đồ điện tử hiện tại ngốn rất nhiều vốn, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái và nhu cầu đi xuống, triển vọng tăng trưởng trở nên ảm đạm.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn tới thay đổi trong chiến lược kinh doanh xa rời hàng điện tử là căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến sự bùng nổ tại châu Âu, áp lực cạnh tranh tới từ các hãng Trung Quốc mà tiêu biểu là Haier (hãng sản xuất đồ gia dụng lớn nhất thế giới). Một phần cũng xuất phát từ phong trào tẩy chay hàng hóa Hàn Quốc diễn ra ở Trung Quốc, gây thiệt hại doanh thu ở thị trường gia dụng và điện tử lớn nhất thế giới.

Học theo Sony và Apple, LG cũng tìm cách giảm lệ thuộc vào bán đồ điện tử
Trung Quốc đã vượt mặt Hàn Quốc ở lĩnh vực đồ gia dụng
Liên quan đến căng thẳng địa chính trị, khi được hỏi về làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, ông Cho cho biết LG hiện không có kế hoạch “dịch chuyển mạnh mẽ chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc”.
Đối với áp lực cạnh tranh từ các hãng Trung Quốc, ông thừa nhận nó đang gia tăng ở phân khúc sản phẩm bình dân giá rẻ bao gồm cả mặt hàng chủ lực là TV. Định hướng của ông lớn Hàn Quốc là tìm cách thống trị cả phân khúc cao cấp lẫn giá rẻ, đồng thời tạo ra nguồn thu lớn hơn từ phần mềm dịch vụ. Điển hình là việc cấp phép webOS cho các nhà sản xuất khác.
Việc LG tìm cách giảm lệ thuộc vào bán đồ điện tử không phải mới. Các hãng Sony và Apple đã có những bước chuyển mình rõ rệt, tìm cách tăng nguồn thu từ những ngành kinh doanh phi phần cứng.


>>> Báo Hàn sợ Samsung và LG bị Trung Quốc vượt mặt.
>>> Samsung và LG đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc lật đổ ở thị trường TV.
>>> TV microLED của Samsung và LG phải mua chip từ Trung Quốc.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top