Hồi hộp chờ tới giờ G, xem kim ấn triều Nguyễn hồi hương

Ánh Mai

Editor
Thành viên BQT
Những ngày qua, giới nghiên cứu, sưu tầm cổ vật, các cơ quan quản lý văn hóa và người dân rất quan tâm đến việc nhà đấu giá Millon thông báo đấu giá 2 cổ vật của Việt Nam. Đó là kim ấn “Hoàng đế chi bảo” và chiếc bát vàng của triều Nguyễn. Phiên đấu giá này ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 31/10/2022, tại Paris (Pháp) sau đó được nhà đấu giá Millon hoãn đến 12h trưa ngày 10/11 tới. Điều gì sẽ xảy, liệu cổ vật quý hiếm này có được “hồi hương”? Số phận ly kỳ của kim ấn “Hoàng đế chi bảo” Ngày 19/10/2022, website của Hãng đấu giá Millon, thành lập năm 1928, có trụ sở chính tại Paris, Cộng hòa Pháp, đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có hai cổ vật của nhà Nguyễn, gồm 1 kim ấn đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) và 1 bát vàng triều Khải Định (1917-1925) thuộc Bộ sưu tập “Nghệ thuật Việt Nam” vào 11 giờ ngày 31/10/2022 (giờ Paris). Chiếc ấn được rao bán với mức 2-3 triệu euro, khoảng 48-72 tỷ đồng VN; chiếc bát vàng với giá khởi điểm từ 20.000 đến 25.000 euro. Tuy nhiên kim ấn “Hoàng đế chi bảo”- nghĩa là kho báu của Vua, mới thực sự được dư luận chú ý. Vì nó rất quý hiếm và có hành trình lưu lạc ly kỳ. Theo nhiều tài liệu, triều Nguyễn đã tạo tác và sử dụng rất nhiều loại ấn triện, đủ cả quan ấn, tư chương, khắc theo lối âm văn và dương văn. Ấn làm bằng vàng gọi là kim ấn, triện làm bằng ngọc gọi là ngọc tỷ. Khi tuyên bố thoái vị vào ngày 30/8/1945, Bảo Đại đã chọn trong số hơn 200 ấn triện các loại đang còn lưu giữ tại điện Cần Chánh và bên trong Hoàng Thành Huế (Ngự tiền văn phòng) lấy chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ là kim ấn “Hoàng đế chi bảo”, cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định trao lại cho ông, để bàn giao cho chính quyền Cách mạng. Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng, đã tiếp nhận bộ ấn, kiếm này, rồi cho chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945.
Hồi hộp chờ tới giờ G, xem kim ấn triều Nguyễn hồi hương
Tháng 3/1952, thực dân Pháp tổ chức nghi lễ để trao lại ấn kiếm cho Bảo Đại trên cương vị là “Quốc trưởng” Cuối năm 1946, Pháp quay trở lại Việt Nam và đưa quân vào Hà Nội, đơn vị làm nhiệm vụ cất giữ bộ ấn, kiếm trên trước khi rút lên Việt Bắc đã đem giấu chúng vào vách của ngôi nhà ở một làng thuộc ngoại thành Hà Nội. Trong cuốn “Việt Nam những sự kiện lịch sử 1919-1945” của ông Dương Trung Quốc, cho biết, “bộ ấn, kiếm này được phát hiện tại xã Nghĩa Đô, quận hành chính Quảng Bá-Yên Thái vào năm 1952”. Cùng năm, hai cổ vật này đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn, kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1953. Theo tiến sĩ Phan Thanh Hải, “cặp ấn, kiếm được Hoàng tử Bảo Long gửi cất giữ trong tủ sắt của Liên hiệp Ngân hàng châu Âu. Sau ngày xuất bản cuốn “Con rồng An Nam” (Le Dragon d’Annam -1980) và sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (1982), Bảo Đại làm đơn kiện con trai Bảo Long đòi lại cặp ấn, kiếm. Tòa xử Bảo Long được giữ cây kiếm và giao lại chiếc ấn cho Bảo Đại. Nghe nói, vì túng tiền nên Hoàng tử Bảo Long đã bán mất cây kiếm trên. Sau khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời, quyền quản lý thuộc về bà Monique Baudot - người Pháp, bà vợ cuối cùng có hôn thú của cựu hoàng. Từ đó, không còn tin tức gì về chiếc kim ấn nữa”. Đến năm 2021, bà Baudot qua đời và đến tháng 19/10/2022, chiếc ấn được mang ra đấu giá. Khi có thông tin Hãng Millon mang bán đấu giá, các cơ quan chuyên môn dựa trên thông tin, hình ảnh hiện vật do hãng công khai trên website, đối sánh với các cổ vật là ấn vàng triều Nguyễn đang được lưu giữ tại một số bảo tàng, di tích trên cả nước, giới chuyên môn trong nước khẳng định: Chiếc ấn vàng (lô số 101) chính là chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng.
Hồi hộp chờ tới giờ G, xem kim ấn triều Nguyễn hồi hương
Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vòng ròng từ thời Vua Minh Mạng, đến nay đã có tuổi gần 200 năm Mang bán đấu giá kim ấn, đúng hay sai? Chính trong lời giới thiệu của Hãng Millon về món đồ đấu giá họ cũng nói rõ là chiếc ấn này được Hoàng đế Bảo Đại trao cho Việt Minh. Sự kiện Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm cho Việt Minh là một trong những sự kiện lớn nhất lịch sử Việt Nam hiện đại nên nhà đấu giá Millon không thể viện cớ là “không biết”. Biết rõ mà vẫn tiến hành đấu giá là “cố tình vi phạm luật pháp nước Pháp”. Một Việt kiều đã nói như vậy, và viện dẫn: “Luật Dân sự của Pháp ở điều 2276 có quy định rất rõ ràng rằng bất cứ ai bị mất hoặc bị trộm thứ gì đó thì đều có thể đòi lại được”. Có nhiều người cũng cho rằng, kim ấn “Hoàng đế chi bảo” là quốc bảo truyền đời vua này sang đời khác của Vương triều Nguyễn, đã được ghi vào sử sách như “Đại Nam thực lục”, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”. Rất ngạc nhiên khi bảo vật của Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường; Ấn, kiếm đó không phải là tài sản cá nhân của Bảo Đại hay của vương triều Nguyễn mà là tài sản quốc gia, bản thân hoàng đế chỉ là người đại diện để nắm giữ, quyền sở hữu là của nhân Nhân dân Việt Nam. Việc vua Bảo Đại để lại quyền thừa kế cho bà Monique Baudot và con cháu của bà đem đi đấu giá là vượt khỏi quyền của ông. Và nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ Việt Nam nên tiến hành khởi kiện bất cứ ai chiếm hữu chiếc kim ấn này, vì quyền sở hữu chiếc ấn được xác lập thuộc về nhà nước Việt Nam và việc thương lượng để mua lại là “dại dột”. Nếu đề nghị mua lại thì chính là đã “từ bỏ quyền sở hữu hợp pháp của mình. Mà phải đòi lại vô điều kiện”. Nhưng Việt Nam đã làm “theo cách của mình”. Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch (VH-TT-DL) khẳng định: “Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của nhà Nguyễn nên có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa. Vì vậy, việc tìm cách đưa ấn về Việt Nam là cần thiết”. Tại diễn đàn Quốc hội ngày 27/10/2022, đại biểu tỉnh Thừa Thiên-Huế Lê Thanh Hải yêu cầu các bộ ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ làm sao để dừng cuộc đấu giá và có cách hồi hương bảo vật quốc gia. Và Bộ VH-TT-DL đã có văn bản trao đổi với Bộ Ngoại giao đưa ra những biện pháp thương thảo liên quan đến chiếc kim ấn. Ngày 28/10/2022, phía cơ quan chức năng Việt Nam có thư gửi Bộ trưởng Văn hóa Cộng hòa Pháp và Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cũng có thư gửi Tổng giám đốc UNESCO, đề nghị đưa ấn Hoàng đế chi bảo ra khỏi danh mục đấu giá cổ vật và tạo điều kiện để phía Việt Nam thương lượng và hồi hương. Sau những nỗ lực đàm phán với Hãng Millon, 7h30 phút ngày 31/10/2022 (giờ Paris), đại diện phía Việt Nam và Hãng Millon đã thỏa thuận: Tạm hoãn đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Tiếp đó, đến 10h10 phút ngày 31/10/2022, Hãng Millon đã có thông cáo đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022. Hãng đã đồng ý để chúng ta mua trực tiếp kim ấn, chứ không phải mua thông qua đấu giá. Đây là thành công bước đầu trong lộ trình thực hiện các giải pháp nhằm hồi hương kim ấn này. Lấy tiền ở đâu để mua? Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên-Huế, việc bố trí ngân sách Nhà nước để mua lại kim ấn vào lúc này là khó khả thi. Vì thế, ngày 7/11 vừa qua, tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị đồng ý chủ trương sử dụng nguồn vốn từ Quỹ bảo tồn di sản Huế để hồi hương kim ấn. Theo đó, tỉnh đề nghị huy động nguồn lực xã hội hóa cho Quỹ bảo tồn di sản Huế và sử dụng nguồn lực từ Quỹ này để thương lượng với nhà đấu giá Millon nhằm kịp thời mua lại và hồi hương chiếc ấn vàng. Tỉnh cũng đề nghị Chính phủ cho phép vận động nhà hảo tâm là tổ chức, cá nhân yêu quý di sản thương lượng, mua lại kim ấn này để đưa về nước, góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản quốc gia. Quyết tâm sưu tầm, hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam không chỉ để bổ sung, hoàn thiện các sưu tập cổ vật, bảo vật, di sản văn hóa bị thất lạc, “chảy máu” ra nước ngoài, mà còn khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của dân tộc; khẳng định sự đúng đắn, tiên quyết của nước ta về quan điểm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nâng cao lòng tự tôn dân tộc của thế hệ trẻ trên trường quốc tế, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
8KBET nơi giúp các bạn kiếm thêm thu nhập, giải tỏa được mọi căng thẳng sau giờ làm việc, đã thế 8KBET đang có chương trình tặng IP14PROMAX siêu đỉnh nữa. Nhanh tay truy cập để nắm bắt cơ hội nhé.
 
Nhà nước chịu bỏ tiền ra thì may ra ấn chi bảo hồi hương được. Bác nào đang muốn kiếm tiền thì qua tham khảo 8KBET nha rất uy tín với đang có chương trình làm nhiệm vụ nhận IPHONE 14 PRO MAX miễn phí nữa tham khảo thử xem
 
Thành viên mới đăng
Top