VNR Content
Pearl
Theo kết quả xét nghiệm từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 đã cho thấy, có đến 80% số hươu đuôi trắng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Báo cáo cũng cho biết, tỷ lệ này tăng lên trong suốt quá trình nghiên cứu, tổng số hươu có kết quả xét nghiệm dương tính lên đến 33%.
Các phát hiện này đã cho thấy hươu đuôi trắng có thể là ổ chứa virus mới, điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai, nó có thể là mối đe dọa lớn đối với động vật hoang dã và con người. Theo Suresh Kuchipudi, giáo sư lâm sàng về khoa học y sinh và thú y, kiêm phó giám đốc Phòng thí nghiệm chẩn đoán động vật tại Penn State, cho biết: “Đây là bằng chứng trực tiếp cho thấy chủng SARS-CoV-2 có ở bất kỳ loài sinh vật sống tự do nào. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái học và sự tồn tại lâu dài của virus ở các loại động vật.
Trong đó, lây lan virus giữa các động vật sống tự do với nhau hoặc lây nhiễm sang các động vật nuôi nhốt khác, điều này sẽ là mối nguy hại đối với con người. Vì thế, phát hiện này nhấn mạnh rằng cần sự giám sát khẩn cấp virus ở hươu và ngăn chặn chúng lây lan trở lại con người ”.
Theo Vivek Kapur, giáo sư về vi sinh vật học và các bệnh truyền nhiễm tại Penn State cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ hươu sang người. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa cho những người thợ săn và những người sống gần hươu là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn và cần thực hiện sớm.
Nghiên cứu trước đây của USDA đã cho thấy có khoảng 40% hươu đuôi trắng có kháng thể chống lại virus corona. Tuy nhiên, theo Kuchipudi và các đồng nghiệp của ông, những kháng thể đó chỉ cho thấy sự tiếp xúc gián tiếp với SARS-CoV-2 hoặc một sinh vật liên quan đến miễn dịch, nó hoàn toàn không chứng minh được sự miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2.
Trong nghiên cứu này, nhóm đã tiến hành kiểm tra gần 300 mẫu hạch bạch huyết của hươu trên khắp bang Lowa, trong kỳ đỉnh điểm của dịch COVID-19 vào năm 2020. Các mẫu được lấy từ các hạch bạch huyết ở hầu/họng của hươu.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra các mẫu RNA của virus SARS-CoV-2 trong những hạch bạch huyết này. Kuchipudi cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng 80% số hươu được lấy mẫu vào tháng 12 dương tính với SARS-CoV-2. Số lượng này tăng đều trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020, với mức tăng cao nhất trùng với cao điểm của mùa săn hươu năm ngoái.”
“Các dòng virus mà chúng tôi xác định được tương ứng với các dòng đang tồn tại ở người vào thời điểm đó. Ngoài ra, còn một số dòng SARS-CoV-2 khác nhau ở hươu vì sự khác biệt về mặt địa lý. Điều này cũng làm tăng khả năng lây nhiễm từ hươu trở lại với con người, đặc biệt là ở những khu vực có mật độ hươu cao”. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết trong việc khẩn trương thực hiện các chương trình giám sát và theo dõi sự lây lan của SARS-CoV-2 ở hươu và các loài động vật hoang khác, qua đó đưa ra các phương pháp đề phòng phù hợp.
Nguồn: Scitechdaily
Các phát hiện này đã cho thấy hươu đuôi trắng có thể là ổ chứa virus mới, điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai, nó có thể là mối đe dọa lớn đối với động vật hoang dã và con người. Theo Suresh Kuchipudi, giáo sư lâm sàng về khoa học y sinh và thú y, kiêm phó giám đốc Phòng thí nghiệm chẩn đoán động vật tại Penn State, cho biết: “Đây là bằng chứng trực tiếp cho thấy chủng SARS-CoV-2 có ở bất kỳ loài sinh vật sống tự do nào. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái học và sự tồn tại lâu dài của virus ở các loại động vật.
Trong đó, lây lan virus giữa các động vật sống tự do với nhau hoặc lây nhiễm sang các động vật nuôi nhốt khác, điều này sẽ là mối nguy hại đối với con người. Vì thế, phát hiện này nhấn mạnh rằng cần sự giám sát khẩn cấp virus ở hươu và ngăn chặn chúng lây lan trở lại con người ”.
Nghiên cứu trước đây của USDA đã cho thấy có khoảng 40% hươu đuôi trắng có kháng thể chống lại virus corona. Tuy nhiên, theo Kuchipudi và các đồng nghiệp của ông, những kháng thể đó chỉ cho thấy sự tiếp xúc gián tiếp với SARS-CoV-2 hoặc một sinh vật liên quan đến miễn dịch, nó hoàn toàn không chứng minh được sự miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2.
Trong nghiên cứu này, nhóm đã tiến hành kiểm tra gần 300 mẫu hạch bạch huyết của hươu trên khắp bang Lowa, trong kỳ đỉnh điểm của dịch COVID-19 vào năm 2020. Các mẫu được lấy từ các hạch bạch huyết ở hầu/họng của hươu.
“Các dòng virus mà chúng tôi xác định được tương ứng với các dòng đang tồn tại ở người vào thời điểm đó. Ngoài ra, còn một số dòng SARS-CoV-2 khác nhau ở hươu vì sự khác biệt về mặt địa lý. Điều này cũng làm tăng khả năng lây nhiễm từ hươu trở lại với con người, đặc biệt là ở những khu vực có mật độ hươu cao”. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết trong việc khẩn trương thực hiện các chương trình giám sát và theo dõi sự lây lan của SARS-CoV-2 ở hươu và các loài động vật hoang khác, qua đó đưa ra các phương pháp đề phòng phù hợp.
Nguồn: Scitechdaily