Khoa học đã biết tại sao học ngôn ngữ mới lại khó vậy

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Nguyên nhân nằm ở bộ não của chúng ta và đó cũng là lý do tại sao trẻ em lại có lợi thế về mặt sinh học trong việc tiếp thu ngôn ngữ.
Bộ não luôn trong trạng thái liên tục hoạt động. Nó thường xuyên tự điều chỉnh để tăng cường hiệu suất trí óc của chúng ta trong khi đồng thời xử lý hàng triệu tín hiệu từ môi trường xung quanh. Dù khả năng thích ứng này giữ cho chúng ta minh mẫn, các nhà khoa học khẳng định nó chính là lý do khiến người trưởng thành rất khó học được những ngôn ngữ mới.
Hoạt động của tế bào não có thể được chia thành hai loại - linh hoạt và ổn định. Linh hoạt là khả năng thay đổi của bộ não. Khi tiếp nhận thông tin mới, chúng ta sẽ hình thành nên những mối liên kết mới giữa các tế bào thần kinh. Ổn định thì ngược lại: nó cho phép bộ não lưu giữ những thứ đã học được, để những mối liên kết nói trên không bao giờ mất đi.
Trẻ nhỏ có mức độ linh hoạt thần kinh rất cao. Việc hình thành những liên kết thần kinh mới sẽ vô cùng hữu ích đối với trẻ bởi chúng cần phải học một lượng lớn thông tin mới lạ và nhận định thứ gì đủ quan trọng để lưu giữ lại. Nhưng khi chúng ta ngày càng lớn tuổi, khả năng tạo liên kết mới của bộ não cũng tự nhiên mà giảm sút. Tính linh hoạt thần kinh lúc này cũng suy giảm.
Bộ não bắt đầu ưu tiên tính ổn định” - theo Matt Leonard, phó giáo sư tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh thuộc Đại học California (UCSF). “Chúng ta về cơ bản muốn bám lấy những thứ quan trọng mà bản thân đã học được trong suốt một thập kỷ hoặc hơn”.

Khoa học đã biết tại sao học ngôn ngữ mới lại khó vậy
Matt Leonard, phó giáo sư tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh thuộc Đại học California (UCSF)
Khi học một ngôn ngữ mới, con người cần sự linh hoạt - theo nghiên cứu mới xuất bản trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences. Đó là lý do tại sao trẻ em có thể học nhiều ngôn ngữ một cách tương đối dễ dàng, trong khi người trưởng thành thường vất vả hơn dù chỉ là một vài bài ngắn gọn trên Duolingo.
Để hiểu được cách bộ não ghi nhớ một từ nước ngoài, các nhà thần kinh học tại UCSF đã nghiên cứu hoạt động não của 10 bệnh nhân nói tiếng Anh bị động kinh trong quá trình các đối tượng này học tiếng Trung Quốc. Những tình nguyện viên này vốn đã được gắn các điện cực vào não từ trước để điều trị bệnh, và tự nguyện cung cấp dữ liệu của các thiết bị này cho dự án, mang đến cho các nhà nghiên cứu một cơ hội hiếm có để tìm hiểu trực tiếp bộ não con người khi nó đang học hỏi.
Sau khi hoàn thành phân tích dữ liệu não của các đối tượng, Leonard và các cộng sự phát hiện ra rằng những phần phồng lên của các nơ-ron bên trong khu vực vỏ não đảm nhận phát âm đều hoạt động trong quá trình học tập. Điều đó có nghĩa là một số nơ-ron không tham gia vào quá trình học.
Có những nhóm nơ-ron thuộc các loại khác nhau, một vài trong số đó dường như sẵn sàng thay đổi bằng cách học tập, số khác lại kiên định hơn” - Leonard nói.
Ông lưu ý rằng nhóm đã chọn tiếng Trung Quốc làm ngôn ngữ “mới” cho nghiên cứu này bởi nó hoàn toàn trái ngược với tiếng Anh. Điều đó biến nó trở thành một thách thức đối với những người nói tiếng Anh, khi mà việc học tiếng Trung Quốc đòi hỏi họ phải hình thành nên một lượng lớn những kết nối thần kinh mới.
Bộ não của chúng ta dễ dàng ghi nhận những âm điệu quen thuộc hơn, đó là một trong những lý do tại sao khi ở trong môi trường có nhiều người nói một loại ngôn ngữ nào đó xung quanh sẽ giúp việc học nó hiệu quả hơn so với những bài học truyền thống. Nhìn chung, tất cả xoay quanh việc làm sao để huấn luyện bộ não của chúng ta nhận ra những mẫu hình và khiến các nơ-ron tham gia học hỏi.
Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới, dù bạn là trẻ em hay người trưởng thành, là đắm chìm vào nó” - Leonard nói. “Cần ở quanh những người nói tiếng bản địa nhiều nhất có thể

Khoa học đã biết tại sao học ngôn ngữ mới lại khó vậy
Ông còn chỉ ra rằng, trong quá trình học bất kỳ thứ gì, sẽ có những lúc thuận lợi và khó khăn. Trên thực tế, dữ liệu hoạt động não của các đối tượng nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ học thành công có thể giao động khá lớn.
Sẽ có những thời điểm mà các nơ-ron ổn định nhảy ra và quyết định rằng nên làm mọi thứ chậm lại, đừng thay đổi quá nhiều” - Leonard giải thích.
Nhưng khi tình hình trở nên khó khăn, thì mấu chốt là phải duy trì được sự hứng khởi. Đôi lúc, thú vui duy nhất trong lúc ở nhà vì COVID-19 là những buổi học tiếng Pháp thú vị, kể cả khi từ duy nhất bạn có thể nói một cách tự tin sau vài tháng chỉ là…bonjour mà thôi.
Nếu bạn đang trong quá trình học hỏi” - Leonard nói. “Và bạn bắt đầu cảm thấy rằng chắc mình không làm được đâu, mình bắt đầu mất tập trung vào thứ đó rồi, và động lực của bạn tụt dốc, bạn sẽ không làm tốt được đâu
Nguồn Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top