VNR Content
Pearl
Khác với người Việt Nam hay một số quốc gia châu Á khác, người Nhật chủ yếu ăn cơm dạng nguội như sushi, cơm nắm,...
Tinh bột trong cơm trắng sau khi nấu chín và để nguội sẽ bị thay đổi cấu trúc, dần chuyển hóa thành tinh bột kháng. Đây là loại tinh bột không dễ để phân hủy, quá trình tiêu hóa chậm hơn nên tránh được việc lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn, cũng như nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột.
Một nghiên cứu trên "Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ" cũng chỉ ra rằng ăn cơm nguội có thể làm giảm lượng đường trong máu. Người tham gia thử nghiệm ăn cơm nguội thường có lượng đường máu thấp hơn. Điều này cho thấy việc ăn cơm nguội có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, với những người có vấn đề về tiêu hóa, việc ăn cơm nguội có thể gây khó chịu và hấp thu kém. Ngoài ra, cơm nguội nếu để quá lâu và bảo quản không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao, không nhất thiết phải ăn cơm nguội mới có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Chỉ cần chú ý 3 điểm sau khi nấu cơm:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, ngô, yến mạch và các loại đậu rất giàu chất xơ, có tác dụng làm chậm tốc độ tiêu hóa của gạo trắng một cách hiệu quả và ngăn cơm được hấp thu quá nhanh khi đi vào cơ thể, giảm sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu.
Ngoài ra, cũng nên hạn chế việc thêm các loại gia vị vào cơm để kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Cùng với đó, không nên đun lại cơm quá nhiều lần. Việc đun lại quá nhiều sẽ khiến cơm mềm hơn, dễ đẩy lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Tốt nhất nên ăn cơm được nấu ngay trong ngày.
Tinh bột trong cơm trắng sau khi nấu chín và để nguội sẽ bị thay đổi cấu trúc, dần chuyển hóa thành tinh bột kháng. Đây là loại tinh bột không dễ để phân hủy, quá trình tiêu hóa chậm hơn nên tránh được việc lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn, cũng như nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột.
Tuy nhiên, với những người có vấn đề về tiêu hóa, việc ăn cơm nguội có thể gây khó chịu và hấp thu kém. Ngoài ra, cơm nguội nếu để quá lâu và bảo quản không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.
Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao, không nhất thiết phải ăn cơm nguội mới có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Chỉ cần chú ý 3 điểm sau khi nấu cơm:
Thay một phần gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên hạt, đậu
Không nên thêm chất béo vào cơm
Các món như cơm rang, những món xào nhiều dầu mỡ dù rất thơm ngon nhưng lại chứa một lượng lớn chất béo cũng như calo. Điều này sẽ làm tăng lipid trong máu cũng như đường huyết sau khi ăn,Ngoài ra, cũng nên hạn chế việc thêm các loại gia vị vào cơm để kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Không nên nấu cơm quá mềm
Việc ngâm gạo trước khi nấu hoặc nấu cơm nhiều nước, nấu trong thời gian dài có thể thúc đẩy quá trình hồ hóa của gạo, làm cho tinh bột hút nước, các enzyme có điều kiện tiếp xúc, phân giải và phá vỡ cấu trúc tế bào tinh bột. Từ đó sẽ tăng tốc độ tiêu hóa và hấp thu khi đi vào cơ thể, khiến đường huyết nhanh chóng tăng cao.Cùng với đó, không nên đun lại cơm quá nhiều lần. Việc đun lại quá nhiều sẽ khiến cơm mềm hơn, dễ đẩy lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Tốt nhất nên ăn cơm được nấu ngay trong ngày.