Kinh tế Việt Nam dự báo lạc quan, tiết lộ con số bất ngờ về số lượng triệu phú ở Việt Nam

Theo báo cáo từ công ty kiểm kê tài sản New World Wealth và cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về tài sản trong vòng 1 thập kỷ tới. Lượng tài sản của Việt Nam sẽ tăng 125% trong vòng 10 năm tới, theo nhà phân tích Andrew Amoils của CNBC.
Theo phân tích của công ty, đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào xét về GDP bình quân đầu người và số lượng triệu phú. Amoils cho biết: “Việt Nam là cơ sở sản xuất ngày càng phổ biến của các công ty công nghệ, ô tô, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia”.
Ước tính, tại Việt Nam đang có 19.400 triệu phú và trong đó, 58 cá nhân có tài sản trị giá trên 100 triệu USD. Người giàu tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh khi kinh tế ngày càng phát triển. GDP bình quân đầu người đã tăng lên 4,100 USD, gấp đôi so với 10 năm trước ở mức thấp 2,190 USD.

Kinh tế Việt Nam dự báo lạc quan, tiết lộ con số bất ngờ về số lượng triệu phú ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược khi chung đường biên giới với Trung Quốc. Đồng thời sở hữu đường bờ biển dài, nhiều cảng thương mại và tuyến đường biển giao thương. Chi phí lao động ở mức chấp nhận được. Tất cả các yếu tố giúp biến quốc gia này thành điểm đến đầu tư lý tưởng, theo McKinsey.
Theo báo cáo, năm 2022 nước ta đạt tăng trưởng GDP 8,02% và đến năm 2023, con số chậm lại còn 5,05% do suy thoái kinh tế toàn cầu. Hoạt động sản xuất chiếm đến 1/4 trong tổng GDP. Andy Ho, giám đốc đầu tư của VinaCapital Group, nói với CNBC: “Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, hầu hết người dân đều hưởng lợi”.
Trong cuộc cạnh tranh căng thẳng giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp tìm đến Việt Nam như 1 phần trong chiến lược “Trung Quốc cộng một.” FDI đổ vào Việt Nam đã tăng 32% so với 1 năm trước đó lên 36,6 USD vào năm 2023. Những khoản đầu tư này sẽ giúp hàng triệu người Việt Nam cải thiện cuộc sống.
Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội cũng tồn tại không ít thách thức. Lực lượng lao động của Việt Nam cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng tay nghề, nhằm đáp ứng các công việc sản xuất phức tạp, có giá trị thặng dư cao hơn. Ngoài ra, suy thoái kinh tế kéo dài cũng ảnh hưởng đến tiềm năng ở lĩnh vực xuất nhập khẩu.


>>> NGOÀI BẢN QUYỀN SPIDER-MAN, SONY PICTURES CÒN SỞ HỮU “MỎ VÀNG” KHÁC CÓ THỂ ĐÓNG GÓP HƠN 1/3 LỢI NHUẬN SAU 5 NĂM NỮA
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top