Kính thiên văn 10 tỷ USD phát hiện thiên hà xa 13,4 tỷ năm ánh sáng, phá vỡ kỷ lục "xuyên không" về buổi bình minh vũ trụ

13,4 tỷ năm ánh sáng là khoảng cách được xác nhận, có nguồn gốc từ thiên hà xa nhất, sớm nhất được phát hiện, nó đến từ buổi bình bình của Vũ trụ, chỉ một thời gian ngắn sau Vụ nổ lớn.
Các quan sát phổ dài của thiết bị JWST (kính viễn vọng James Webb) chi tiết đến mức các nhà nghiên cứu không chỉ có thể đo khoảng cách ánh sáng từ các thiên hà này đã truyền đi mà còn có thể suy ra một số tính chất của các thiên hà.
Nhà thiên văn học Brant Robertson từ Đại học California Santa Cruz cho biết "Lần đầu tiên, chúng tôi đã phát hiện ra các thiên hà chỉ 350 triệu năm sau Vụ nổ lớn và chúng tôi có thể hoàn toàn tin tưởng vào khoảng cách đó"

Kính thiên văn 10 tỷ USD phát hiện thiên hà xa 13,4 tỷ năm ánh sáng, phá vỡ kỷ lục xuyên không về buổi bình minh vũ trụ
Vùng không gian được kiểm tra, với ánh sáng xanh dương, đỏ và xanh lục đại diện cho các bước sóng cụ thể
JWST được các nhà thiên văn đặt trọn "niềm tin và hy vọng" cho việc quan sát "buổi bình minh" của vũ trụ, sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta thấy trước đây. Trên thực tế, sự hiểu biết về 1 tỷ năm đầu tiên sau Vụ nổ lớn là rất hạn chế, cho nên việc tìm kiếm những vật thể sớm hơn có thể giúp làm sáng tỏ thời điểm hình thành quan trọng này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi những ngôi sao đầu tiên ra đời, Vũ trụ chứa đầy vật chất mờ đục; bất kỳ ánh sáng nào tán xạ khỏi các electron tự do và không thể truyền tự do. Những hạt này dần dần kết hợp lại để tạo thành hydro trung tính; khi các ngôi sao bắt đầu hình thành, chúng ion hóa hydro và ánh sáng tỏa ra. Quá trình này đã hoàn tất vào khoảng 1 tỷ năm sau khi Vũ trụ hình thành.
Ánh sáng từ những vật thể này rất nhờ nhạt, truyền đi từ khoảng cách xa, do sự giãn nở của Vũ trụ nên nó bị kéo dài đáng kể về phía dài hơn, đỏ hơn của quang phổ, một hiện tượng được gọi là "dịch chuyển đỏ".

Kính thiên văn 10 tỷ USD phát hiện thiên hà xa 13,4 tỷ năm ánh sáng, phá vỡ kỷ lục xuyên không về buổi bình minh vũ trụ
Vị trí của bốn thiên hà
JWST là kính viễn vọng mạnh nhất từng được phóng vào không gian và nó chuyên về ánh sáng hồng ngoại và cận hồng ngoại, vì thế nó được coi là thiết bị lý tưởng cho việc quan sát "xuyên không". Các nhà nghiên cứu đã chia ánh sáng từ NIRCam của JWST thành chín dải bước sóng, tập trung vào bốn thiên hà có độ dịch chuyển đỏ cao, hai trong số đó lần đầu tiên được Hubble xác định.
Hai thiên hà Hubble có dịch chuyển đỏ là 10,38 và 11,58. Những khám phá mới của JWST có độ lệch đỏ là 12,63 và 13,20 – độ lệch sau tương đương với khoảng 13,5 tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng này sẽ có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về các điều kiện trong Vũ trụ sơ khai và cách các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành.


>>>Hồi sinh virus cổ đại gần 50.000 năm tuổi, liệu có phải con người đang nhấn nút "tự hủy" chính mình?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top