Kit xét nghiệm bị “thổi giá” thổi cả bọn bất lương xộ khám

Hai nhân vật chính trong vụ án vừa được dư luận biết đến: Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (gọi tắt là Việt Á), và Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương. Tiền từ ngân sách nhà nước chi cho việc mua kit xét nghiệm COVID-19, chảy vào tài khoản Việt Á, từ đó được Việt chuyển cho Tuyến một phần, mà lên đến hàng chục tỉ đồng.

Thổi giá mạnh, lại quả đậm

Hải Dương, từng được cả nước hướng về trong đợt bùng phát dịch mạnh lần thứ 3 trong cộng đồng. Thế nhưng cũng chính từ đợt bùng phát dịch đó mà nhà nước và đương nhiên là cả ngân sách, rót cho Hải Dương để chống dịch, thì 151 tỉ đồng mua kit xét nghiệm của Việt Á, đã có gần 30 tỉ đồng chảy về túi của ông giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến. Tính sơ, gần 30 tỉ đồng chiếm xấp xỉ 20% của số tiền 151 tỉ đồng. Nếu tính tất cả các chi phí vào nữa, thì đồng vốn thực sự của mỗi kit xét nghiệm là bao nhiêu chưa được công bố cụ thể. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, để chi lại quả tới xấp xỉ 20% thì mức độ “thổi giá” kit xét nghiệm phải rất là mạnh. Hay nói cách khác, mỗi kit xét nghiệm không chỉ phải cộng các loại chi phí hợp pháp, mà còn cộng cả tỉ suất lợi nhuận trên trời và khoản lại quả bất lương cho những kẻ bất nhân. Đó là một chỉ vụ ở Hải Dương được phanh phui làm rõ. Trên thực tế Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt cung cấp kit xét nghiệm cho các Trung tâm kiểm soát bệnh tật và cơ sở y tế khác tại 62 tỉnh thành trên cả nước, với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng. Chưa rõ mức độ thổi giá của Việt Á cụ thể tại các địa phương là như thế nào và có lại quả ở những nơi đó hay không. Song cứ nhìn từ vụ việc Việt Á lại quả cho giám đốc CDC Hải Dương, chúng ta không khỏi nổi da gà trước con số 4.000 tỉ đồng và những phần có thể là “chi phí” trong nó. Những từ ngữ mà dư luận xã hội trong vài ngày qua đề cập đến các đối tượng như Việt và Tuyến, rất tập trung với các ngôn từ là “bất lương”, “bất nhân”. Dư luận căm phẫn những đối tượng này. Bởi chúng móc ngoặc để “thổi giá”, không chỉ là rút ruột đồng tiền nhà nước, mà đó cũng từ tiền thuế của dân mà ra, được nhà nước chi để chăm sóc sức khỏe người dân, cụ thể là phòng chống dịch bệnh COVID-19 tính đến nay đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người dân Việt.
Kit xét nghiệm bị “thổi giá” thổi cả bọn bất lương xộ khám
Trong 2 năm cả nước chống dịch COVID-19, ít nhất đã có 2 giám đốc CDC ở hai tỉnh, thành đã bị khởi tố bị can và bắt giam, với hành vi cấu kết nâng giá thiết bị y tế, cụ thể là máy xét nghiệm COVID-19, và kit xét nghiệm COVID-19, vi phạm quy định về đấu thầu, nhận tiền lại quả…

1 mắt xích bị bóc gỡ và những mắt xích còn lại

2 giám đốc CDC xộ khám tính tới thời điểm này, sau gần 2 năm cả nước gồng mình chống dịch, đều liên quan tới việc cấu kết nâng giá, “thổi giá” thiết bị, vật tư xét nghiệm… Đó cũng là 2 vị trí công việc có quyền chi tiêu khá lớn cho công tác phòng chống dịch tại các tỉnh thành, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương đang ưu tiên cho các chương trình, dự án phòng chống dịch COVID-19. Ăn trên dịch bệnh đang hoành hành xã hội, ăn trên nỗi đau và sự mất mát của hàng chục ngàn gia đình và người thân, đương nhiên là người dân không thể chấp nhận và xã hội không thể dung thứ. Tính tới thời điểm này, mới có vụ việc liên quan tới CDC Hải Dương bị đưa ra ánh sáng, vẫn còn vài chục nơi nữa mà Việt Á có bán, cung cấp kit xét nghiệm COVID-19 trong thời gian qua. Người dân nhiều tỉnh phía nam và đặc biệt là tại TP.HCM, những ngày qua phải mua các loại kit xét nghiệm nhanh trữ tại nhà để dự phòng và sử dụng. Giá kit mỗi nơi một kiểu, cùng loại kit nhưng các nơi có giá bán chênh lệch vài chục ngàn đồng là chuyện thường. Khi biết được vụ “thổi giá” kit xét nghiệm PCR của Việt Á, lòng người càng thêm phẫn nộ, và mong chờ có thêm những cuộc “đốt lò” mở rộng trên thị trường kit xét nghiệm nhanh đã và đang loạn giá. Thế nhưng trước mắt, vấn đề kit xét nghiệm của Việt Á vẫn đang là tâm điểm cần được làm rõ. Dù không được WHO công nhận, nhưng kit xét nghiệm của doanh nghiệp này vẫn có thể “luồn sâu” vào các CDC, các cơ sở y tế, được Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin là WHO công nhận (sau đó gỡ tin), và được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành. Để xem Việt Á của Phan Quốc Việt có khả năng gì vượt trội mà có thể vươn tay đến hầu hết các CDC trên khắp cả nước. Và cũng để xem Việt Á có “chỗ dựa” nào hay không mà doanh nghiệp này có thể vươn vòi đến từng ấy đơn vị, cơ sở y tế để bán hàng với doanh thu lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Từ mắt xích Việt Á liên quan tới CDC Hải Dương bị bóc gỡ, dư luận trông chờ những mắt xích tiếp theo cũng được làm rõ. Dạ Thảo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Ngoài ra, Việt Á cũng là nhà thầu y tế quen mặt, trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước, bao gồm: Gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 - 2017 (cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018-2019 cho Bệnh viện Da liễu Trung ương.
 

hunghvd

Pearl
Kit test là cớ, hoặc cơ sở để điều tra từ đầu vì Viet A đã ăn sâu vào hệ thống Yte 63 tỉnh thành từ nhiều năm rồi , 4000 tỷ kia mà, sổ tiết kiệm 320 ty(cash), 8 bất động sản HCM mỗi BDS >=100 tỷ. Xem lại khâu cung cấp đấu thầu, giá thầu các bv nhiều năm ....
 
Tình hình này nếu moi cả Bộ Y Tế thì chắc còn khối thứ. Nguyên cái Bộ này liên lụy chắc cả nghìn vụ là ít.Chỉ sợ bác Trọng nhát tay Thật không thể tin nổi.
 

Gợi ý cộng đồng

Top