Kowbucha, rong biển, vắc xin và cuộc chiến giảm phát thải khí mê-tan từ loài bò

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Ít ai biết rằng, ngành công nghiệp chăn nuôi, cụ thể là chăn nuôi bò đóng góp phần lớn vào tình trạng nóng lên của Trái Đất, do phát thải khá nhiều khí mê-tan vào khí quyển.
Kowbucha, rong biển, vắc xin và cuộc chiến giảm phát thải khí mê-tan từ loài bò
Nông nghiệp là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất do con người tạo ra, chiếm khoảng 40% tổng lượng khí thải nhà kính. Đây rõ ràng là một vấn đề đáng lo ngại, buộc con người phải tìm ra các giải pháp mới để cắt giảm nguồn khí thải từ hoạt động nông nghiệp.
Vào năm 2017, những người chăn nuôi gia súc Canada ở Alberta đã bắt đầu bổ sung một thành phần đặc biệt vào thức ăn chăn nuôi. Giờ đây những con bò hoàn toàn có thể gia nhập vào đội ngũ chống lại biến đổi khí hậu.

Thức ăn ức chế khí metan​

Thức ăn chăn nuôi có tên Bovaer chứa 3-NOP, một hợp chất hữu cơ có tác dụng ức chế sản xuất khí mê-tan của bò. Nông dân đã cho 15.000 con bò ăn thức ăn gia súc bổ sung kể trên và ghi nhận mức giảm tổng lượng khí thải mê-tan trung bình từ 30% tới 80%. Vào tháng 9, thành phần này đã được phê duyệt sử dụng ở Brazil, quốc gia sản xuất thịt bò lớn thứ hai thế giới.
3-NOP là một trong một số phương pháp đang được phát triển để giảm khí mê-tan của bò. Khí mê-tan tồn tại trong khí quyển ngắn hơn so với các khí nhà kính khác nhưng nó có thể gây ra hiệu ứng nhà kính lớn 30 lần so với CO2.
Nông nghiệp là nguồn phát thải chủ yếu loại khí này và chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải khí mê-tan, trong đó gia súc tạo ra khoảng 32% trong số đó, phần lớn là do hơn 1 tỷ con gia súc trên hành tinh thường xuyên ợ hơi.
Bojana Bajželj, một nhà nghiên cứu về khoa học bền vững thực phẩm tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển cho biết, việc giảm thiểu lượng khí mê-tan phát thải vào bầu khí quyền mở ra cơ hội rất lớn cho con người trong việc ngăn chặn đà nóng lên toàn cầu.
Vào tháng 9, Mỹ và EU đã đưa ra cam kết chung cắt giảm ít nhất 30% lượng khí thải mê-tan vào năm 2030. Các nhà đổi mới cũng đưa ra nhiều giải pháp mới để xử lý nguồn phát thải từ động vật, từ 3-NOP đến vắc-xin. Nhưng khi những đổi mới này thu hút nhiều sự chú ý và tài trợ hơn, các chuyên gia lo ngại rằng chúng có thể bị lãng quên bởi nhiều giải pháp khác.
Mark van Nieuwland, giám đốc chương trình của Royal DSM, công ty khoa học sinh học Hà Lan đứng sau Bovaer cho rằng, gia súc có thể là công cụ đặc biệt mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Ông chia sẻ: “Phát minh của chúng tôi làm giảm khí mê-tan trong vòng 20 phút sau khi sử dụng vì vậy nó có thể đem tới tác động trực tiếp đối với khí hậu”.
Kowbucha, rong biển, vắc xin và cuộc chiến giảm phát thải khí mê-tan từ loài bò
Nó hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của methanogens. Đây là những vi sinh vật chuyên phân hủy thức ăn trong dạ cỏ của bò và tạo ra khí mê-tan như một sản phẩm phụ trao đổi chất. Nghiên cứu cho thấy, thêm một lượng nhỏ vi sinh vật này vào chế độ ăn hàng ngày của bò có thể làm giảm lượng khí mêtan sản sinh ra từ 30% đến 90% tùy thuộc vào loại thức ăn mà không ảnh hưởng đến khẩu vị của động vật hoặc hương vị của sữa hoặc thịt.
Van Nieuwland chia sẻ: “Bovaer hiện đã được phê duyệt ở Chile và Brazil và một số quốc gia Châu Âu dự kiến sẽ phê duyệt giải pháp này vào cuối năm nay và Mỹ, nhà sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới sẽ tiến tới phê duyệt vào năm 2022”.

Các giải pháp khả thi khác liệu có thành công?​

Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá một hợp chất hút khí mê-tan từ một nguồn không chắc chắn, đó là lá của tảo biển Asparagopsis. Nhiều loài rong biển trong số chứa hợp chất bromoform có hoạt tính ngăn chặn các phản ứng enzym xảy ra giống như khi đưa methanogens vào thức ăn cho bò.
Ermias Kebreab, một nhà nghiên cứu về tác động môi trường của vật nuôi tại Đại học California, Davis đã phát hiện ra rằng, việc rắc 85g rong biển mỗi ngày vào thức ăn của bò làm giảm tới hơn 80% lượng khí mê-tan thải ra môi trường. Tất nhiên lượng bổ sung đủ thấp để bò không thể phát hiện ra và thịt không có dư vị.
Kebreab chia sẻ: “Bạn có thể không cần tới đất, nước ngọt hoặc phân bón để phát triển và nó làm giảm đáng kể lượng phát thải khí mê-tan. Đó là một giải pháp đôi bên cùng có lợi”.
Tất cả những đổi mới này hứa hẹn sẽ khởi động một cuộc chạy đua mới giữa nhiều doanh nghiệp kinh doanh thịt, sữa. Đó là cuộc chạy đua nhằm giảm tác động của chăn nuôi đến khí hậu và xoa dịu người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư. Theo một báo cáo của các nhà vận động môi trường, chỉ có 20 công ty chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải hơn Đức, Anh hoặc Pháp.
Harry Clark, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí nhà kính Nông nghiệp New Zealand cho biết: “Ngày càng có nhiều ngành tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ví dụ nhà sản xuất sữa Fonterra có trụ sở tại New Zealand đang phát triển một loại phụ gia thức ăn chăn nuôi có sử dụng vi sinh vật giống như methanogen có tên Kowbucha, lấy cảm hứng từ thức uống lên men kombucha và có tác dụng giảm lượng phát thải khí nhà kính".
Thay vì ngăn chặn khí mê-tan từ nguồn, những người khác muốn thu lại nguồn khí này trước khi nó được giải phóng. Công ty Zelp của Anh đã tạo ra một loại mặt nạ giúp trung hòa khoảng 50% khí mê-tan khi bò thở ra. Đây là công trình nghiên cứu do tập đoàn thực phẩm khổng lồ Cargill hỗ trợ. Zelp dự kiến sẽ bắt đầu phân phối mặt nạ cho các nông dân chăn nuôi bò sữa ở Châu Âu vào năm 2022.
Theo một đánh giá gần đây của Ermias Kebreab tiết lộ, các nhà khoa học đang phát triển hàng chục biện pháp can thiệp dùng khí mê-tan trong chăn nuôi.
Nhưng chỉ một số ít, bao gồm Bovaer và Zelp đã bắt đầu tiếp cận thị trường. Tất nhiên nó vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện thêm. Bovaer cần phải thường xuyên ở trong dạ cỏ của bò thì mới phát huy tác dụng vì vậy nó sẽ không thể phát huy tính thực tế nếu bò được cho ăn thả rông.
Kowbucha, rong biển, vắc xin và cuộc chiến giảm phát thải khí mê-tan từ loài bò
Các giải pháp khác sẽ phải mất nhiều năm trước khi có thể thương mại hóa. Ngoài ra còn có thêm câu hỏi, đó là làm thế nào để mở rộng quy mô và đạt hiệu quả về mặt chi phí mà không gây thêm áp lực lên những người nông dân vốn không có tỷ suất lợi nhuận không cao.
Bajželj nhấn mạnh: “Chúng ta nên cố gắng hướng những giải pháp này theo cách không làm ảnh hưởng đến sinh kế của họ"
Bà cho biết, việc tạo điều kiện cho những người nông dân sử dụng các phương pháp giảm khí mê-tan và phải trả ít thuế hơn hoặc bán sản phẩm với giá cao hơn là những giải pháp khá hữu ích. Ngoài ra việc tìm ra sự kết hợp phù hợp giữa các chính sách và khuyến khích để người nông dân ứng dụng chúng rất quan trọng.
Ngoài ra còn có tranh luận về giá trị của việc đầu tư quá nhiều tiền bạc, thời gian và sự quan tâm của doanh nghiệp vào những đổi mới này khi chúng không hoàn toàn giải quyết được tác động của nông nghiệp tới khí hậu.
Đó không chỉ là về biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính. Đó là về việc mất môi trường sống tự nhiên. Các đồng cỏ chăn nuôi và sản xuất cây trồng sử dụng tới 77% diện tích đất canh tác của hành tinh, gây ra những hậu quả cho hệ sinh thái và động vật hoang dã. Nhưng việc thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể giải phóng CO2 từ đất vào bầu khí quyển.
Bajželj tin rằng, việc giảm tiêu thụ sữa và thịt là một giải pháp toàn diện hơn. Nhưng nếu chúng ta áp dụng cách tiếp cận đó thì “trọng tâm hoàn toàn nên tập trung vào các nước phương Tây" vì đó là nơi tiêu thụ thịt cao nhất.
Ở các nước có thu nhập thấp, thịt và sữa thường là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính và việc lựa chọn thực phẩm là điều xa xỉ.
Bajželj cho biết, giảm khí mê-tan “chỉ là một phần của câu đố”. Con đường phía trước là giải quyết thách thức này từ mọi góc độ. Một khi chỉ số GDP và dân số toàn cầu tăng, lẽ dĩ nhiên sẽ dẫn đến sự tiêu thụ thịt nhiều hơn trong tương lai, nên thịt bò và các sản phẩm từ bò chắc chắn đóng góp không hề nhỏ vào thực đơn trong tương lai gần.
Nếu một ngày nào đó, các kệ hàng tạp hóa dự trữ bán các món thịt bò dán nhãn “không có khí mê-tan”. Đó chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều người và hơn hết, những con bò sẽ không còn là gánh nặng đối với cuộc chiến biến đổi khí hậu như trước kia nữa.
Nguồn: The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top