Tuần này, các nhà khoa học phát ra thông báo khẩn cấp về tình trạng biến đổi khí hậu trước thế giới và nguyên thủ các quốc gia. Biến đổi khí hậu đã và đang hủy hoại sức khỏe chúng ta. Với mức ô nhiễm như hiện tại, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn thời gian tới.
Trong một báo cáo mới từ The Lancet (tạp chí y khoa), các tác giả đã nhấn mạnh hàng chục tác động xấu đến sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra: sự gia tăng lây lan bệnh truyền nhiễm, các đợt nắng nóng chết người, lũ lụt, và ô nhiễm từ cháy rừng. Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn để cắt giảm nhiên liệu hóa thạch và chuẩn bị tốt cho tương lai.
Báo cáo trên là báo cáo thứ sáu trong loạt bài hàng năm “Đếm ngược sức khỏe và biến đổi khí hậu”. Đây là tập hợp các nghiên cứu nguyên bản do hàng chục chuyên gia có liên quan từ nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau thực hiện nhằm đo lường phản ứng của thế giới đối với biến đổi khí hậu và những hậu quả mà nó gây ra cho sức khỏe con người.
Năm nay, cũng có một bản báo cáo tóm tắt tập trung chủ yếu vào Mỹ. Kết luận chung của hai bản báo cáo trên là chúng ta không thể hoàn toàn giải quyết được tảng băng chìm ở phía trước.
“Biến đổi khí hậu trước hết đang gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe khắp nước Mỹ. Là một bác sĩ khoa cấp cứu, tôi đã tuyên thệ bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân của mình. Và tôi không thể làm điều đó nếu không nỗ lực cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu”, Renee Salas, một bác sĩ tham gia Khoa Y tế Cấp cứu và là một trợ lý giáo sư về y học cấp cứu tại Trường Y Harvard, cho biết tại một cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu.
Báo cáo chỉ ra 44 chỉ số sức khỏe được cho là có mối liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trong số này có sự lây lan và mở rộng của các bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết hay những người sống gần bờ biển dễ chịu tổn thương từ vi trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, các vụ cháy rừng kéo dài cũng khiến con người tiếp xúc với không khí ô nhiễm nguy hại gấp 10 lần so với các nguồn khác. Các đợt nắng kỷ lục làm cho mặt đường nóng đến mức chỉ cần chạm vào nó cũng có thể bị bỏng.
“Đây là năm đầu tiên tôi và các bệnh nhân nhận thấy rõ những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu”, Jeremy Hess, bác sĩ y học cấp cứu và giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường toàn cầu tại Đại học Washington. Khu vực cô sống là tâm chấn của một đợt nắng nóng kinh hoàng (1000 năm mới xảy ra), là hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra. “Tôi thấy nhân viên cấp cứu bị bỏng đầu gối khi quỳ xuống chăm sóc bệnh nhân say nắng. Nhiều người phải chết trong phòng phẫu thuật do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài”.
Chỉ riêng năm 2020, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người Mỹ trên 65 tuổi đã phải chịu đựng tổng cộng 300 triệu ngày nhiệt độ cực cao so với thời gian từ năm 1986 đến 2005, trẻ sơ sinh tiếp xúc thêm 22 triệu ngày nữa. Đây là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do nhiệt nhất. Ngoài ra, những người da màu, người bị giam giữ và người sống nghèo khó cũng thường xuyên tiếp xúc với mức nhiệt độ cao nhiều hơn nhóm khác.
Bất chấp những hậu quả đang diễn ra, hầu hết các quốc gia vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn làn sóng thảm họa khí hậu. 65 trong số 84 quốc gia mà họ nghiên cứu tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tính đến năm 2018 để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn. 84 quốc gia đó đại diện cho khoảng 92% lượng khí thải carbon của toàn bộ thế giới.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc mở rộng nhiên liệu hóa thạch cần phải kết thúc vào năm tới để đạt được mục tiêu độ ấm toàn cầu dưới 1,5 độ C (2,7 độ F) theo Quy ước Paris . Đây là ngưỡng nhiệt độ liên quan đến tồn vong của con người toàn thế giới.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang cố gắng hồi phục kinh tế sau dịch, không có dấu hiệu nào là họ sẽ ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần. Ở Mỹ, nhiều chiến dịch giảm thiểu ô nhiễm carbon và đảm bảo khả năng chống chịu với khí hậu đã bị GOP ngăn cản. Gần đây nhất, Krysten Sinema và Joe Manchin của đảng Dân chủ đã phản đối các biện pháp cải thiện khí hậu trong dự luật hòa giải hiện đang được Quốc hội thông qua.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dù phải đối mặt với sự quay lưng của nhiều nguyên thủ trong vấn đề biến đổi khí hậu, vẫn có hy vọng đạt được mục tiêu Quy ước Paris. Báo cáo sẽ được công bố trong chưa đầy hai tuần nữa, trước cuộc đàm phán thường niên về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Scotland.
“Những cam kết táo bạo, đầy tham vọng ở Glasgow sẽ là liều thuốc tốt nhất để cải thiện sức khỏe và sự bình đẳng mà thế giới có thể viết ra. Báo cáo này sẽ khiến các nhà làm luật phải khẩn trương viết “đơn thuốc” cho các vấn đề khí hậu trước khi quá trễ”, Salas nói.
Nguồn: Gizmodo
Báo cáo trên là báo cáo thứ sáu trong loạt bài hàng năm “Đếm ngược sức khỏe và biến đổi khí hậu”. Đây là tập hợp các nghiên cứu nguyên bản do hàng chục chuyên gia có liên quan từ nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau thực hiện nhằm đo lường phản ứng của thế giới đối với biến đổi khí hậu và những hậu quả mà nó gây ra cho sức khỏe con người.
Năm nay, cũng có một bản báo cáo tóm tắt tập trung chủ yếu vào Mỹ. Kết luận chung của hai bản báo cáo trên là chúng ta không thể hoàn toàn giải quyết được tảng băng chìm ở phía trước.
“Biến đổi khí hậu trước hết đang gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe khắp nước Mỹ. Là một bác sĩ khoa cấp cứu, tôi đã tuyên thệ bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân của mình. Và tôi không thể làm điều đó nếu không nỗ lực cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu”, Renee Salas, một bác sĩ tham gia Khoa Y tế Cấp cứu và là một trợ lý giáo sư về y học cấp cứu tại Trường Y Harvard, cho biết tại một cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu.
Báo cáo chỉ ra 44 chỉ số sức khỏe được cho là có mối liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trong số này có sự lây lan và mở rộng của các bệnh nhiệt đới như sốt xuất huyết hay những người sống gần bờ biển dễ chịu tổn thương từ vi trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, các vụ cháy rừng kéo dài cũng khiến con người tiếp xúc với không khí ô nhiễm nguy hại gấp 10 lần so với các nguồn khác. Các đợt nắng kỷ lục làm cho mặt đường nóng đến mức chỉ cần chạm vào nó cũng có thể bị bỏng.
“Đây là năm đầu tiên tôi và các bệnh nhân nhận thấy rõ những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu”, Jeremy Hess, bác sĩ y học cấp cứu và giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường toàn cầu tại Đại học Washington. Khu vực cô sống là tâm chấn của một đợt nắng nóng kinh hoàng (1000 năm mới xảy ra), là hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra. “Tôi thấy nhân viên cấp cứu bị bỏng đầu gối khi quỳ xuống chăm sóc bệnh nhân say nắng. Nhiều người phải chết trong phòng phẫu thuật do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài”.
Chỉ riêng năm 2020, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người Mỹ trên 65 tuổi đã phải chịu đựng tổng cộng 300 triệu ngày nhiệt độ cực cao so với thời gian từ năm 1986 đến 2005, trẻ sơ sinh tiếp xúc thêm 22 triệu ngày nữa. Đây là hai nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do nhiệt nhất. Ngoài ra, những người da màu, người bị giam giữ và người sống nghèo khó cũng thường xuyên tiếp xúc với mức nhiệt độ cao nhiều hơn nhóm khác.
Bất chấp những hậu quả đang diễn ra, hầu hết các quốc gia vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn làn sóng thảm họa khí hậu. 65 trong số 84 quốc gia mà họ nghiên cứu tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tính đến năm 2018 để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn. 84 quốc gia đó đại diện cho khoảng 92% lượng khí thải carbon của toàn bộ thế giới.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc mở rộng nhiên liệu hóa thạch cần phải kết thúc vào năm tới để đạt được mục tiêu độ ấm toàn cầu dưới 1,5 độ C (2,7 độ F) theo Quy ước Paris . Đây là ngưỡng nhiệt độ liên quan đến tồn vong của con người toàn thế giới.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang cố gắng hồi phục kinh tế sau dịch, không có dấu hiệu nào là họ sẽ ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai gần. Ở Mỹ, nhiều chiến dịch giảm thiểu ô nhiễm carbon và đảm bảo khả năng chống chịu với khí hậu đã bị GOP ngăn cản. Gần đây nhất, Krysten Sinema và Joe Manchin của đảng Dân chủ đã phản đối các biện pháp cải thiện khí hậu trong dự luật hòa giải hiện đang được Quốc hội thông qua.
Các nhà nghiên cứu cho rằng dù phải đối mặt với sự quay lưng của nhiều nguyên thủ trong vấn đề biến đổi khí hậu, vẫn có hy vọng đạt được mục tiêu Quy ước Paris. Báo cáo sẽ được công bố trong chưa đầy hai tuần nữa, trước cuộc đàm phán thường niên về khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgow, Scotland.
“Những cam kết táo bạo, đầy tham vọng ở Glasgow sẽ là liều thuốc tốt nhất để cải thiện sức khỏe và sự bình đẳng mà thế giới có thể viết ra. Báo cáo này sẽ khiến các nhà làm luật phải khẩn trương viết “đơn thuốc” cho các vấn đề khí hậu trước khi quá trễ”, Salas nói.
Nguồn: Gizmodo