Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!

Cả ngành công nghiệp đang chú ý đến SoC Exynos 2200 sắp được tích hợp trong dòng Galaxy S22 của Samsung, thế nhưng, quá khứ đã chứng minh không phải lúc nào một con chip mới cũng sẽ thành công. Trong lịch sử ngành công nghiệp smartphone từ trước đến nay, đã có không ít lần các chipset flagship gây thất vọng. Chúng như những lời nhắc nhở rằng, làm vi xử lý không phải là chuyện đơn giản!
Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!

Sự cố quá nhiệt trên Qualcomm Snapdragon 810​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Nếu phải nói đến con chip tệ nhất của Qualcomm trong thời gian gần đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Snapdragon 810 ra mắt vào năm 2015, khi nó gặp sự cố quá nhiệt theo cách không thể tệ hại hơn. Phiên bản "anh em" là Snapdragon 808 tuy không thực sự liên quan nhưng cũng đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trước khi con chip này “cập bến”, đã có nhiều tin đồn cho rằng bộ xử lý này gặp những vấn đề quá nhiệt. Ví dụ điển hình nhất là LG G Flex 2 – chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng con chipset này – đã bị bóp hiệu năng vì nhiệt, khiến điểm benchmark thấp hơn so với những thế hệ chipset trước. Khi ngày càng có nhiều thiết bị được tung ra thị trường, những lo ngại về chipset này đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn. HTC M9 và Xiaomi Mi Note Pro là 2 sản phẩm đáng chú ý khác được ra mắt trong năm đó cũng gặp tình trạng máy nóng khi sử dụng.
Đáng chú ý, Samsung đã không sử dụng con chip Qualcomm cho dòng Galaxy S6 của mình ra mắt trong năm đó. Công ty chỉ gắn bó với SoC Exynos 7420 “cây nhà lá vườn”. Nhiều tin đồn cũng tiết lộ rằng vấn đề quá nhiệt chính là lý do đứng sau quyết định này của Samsung, nhưng không có bên nào xác nhận thông tin. Đến năm sau đó, Samsung lại quay trở lại sử dụng những con chip thuộc dòng Snapdragon 800 của Qualcomm.
Thú vị thay, Qualcomm cũng tung ra con chip Snapdragon 808 6 nhân với hiệu năng thấp hơn trong năm 2015. Đó là một cách tiếp cận mới cho dòng Snapdragon 800 của Qualcomm (nhưng chưa từng làm lại lần thứ hai). Con chip này cung cấp ít nhân CPU lớn và cắt giảm 1 nhân GPU so với Snapdragon 810. Sau sự cố với LG G Flex 2, LG đã chọn Snapdragon 808 cho chiếc flagship G4 và V10 ra mắt trong năm đó. Dù Snapdragon 808 đã mát mẻ hơn so với Snapdragon 810, thế nhưng, các chuyên gia cũng như cộng đồng công nghệ vẫn không hài lòng với điểm hiệu năng thấp hơn và nhiệt độ cao hơn kỳ vọng. Snapdragon 808 cũng là một phần lý do gây ra bệnh “đột tử” trên bộ đôi G4 và V10. Đây có lẽ là sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến danh tiếng của LG, khiến gã khổng lồ ngày càng tụt dốc và cuối cùng là rút lui khỏi mảng điện thoại.

Intel và thất bại với 4G​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Intel nằm trong danh sách này không phải vì những thiệt hại do các con chip của họ tạo ra, mà là thất bại của gã khổng lồ trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng trong thị trường smartphone. Intel và Google đã hợp tác với nhau nhằm hỗ trợ Android cho những bộ xử lý Intel trong tháng 09/2011. Theo sau đó là hàng loạt các bộ xử lý Intel Atom được thiết kế cho điện thoại với kiến trúc Medfield, Clover Trail và Moorefield.
Hai trong số những chiếc smartphone Android đầu tiên sử dụng bộ xử lý Intel là Lenovo K800 và Motorola RAZR i ra mắt vào năm 2012. Nhưng dòng Atom đời đầu có lẽ phổ biến nhất trong lĩnh vực tablet. Tuy vậy, không có thiết bị nào trong số này có thể tạo ra cơn địa chấn. Dòng smartphone Zenfone 2014 của Samsung được trình làng cùng với những bộ xử lý Intel Atom lõi kép. Công ty đã chuyển sang chipset Atom lõi tứ cho những thiết bị Zenfone Zoom và Zenfone 2 trình làng trong năm 2015. Nhưng cuối cùng, Asus đã chuyển sang các chipset của MediaTek và Qualcomm giống như những thương hiệu khác trong ngành.
Công bằng mà nói, mối quan hệ giữa Asus và Intel đã sản xuất ra những chiếc điện thoại mang đến hiệu năng tốt trong mức giá của chúng. Thế nhưng, khả năng CPU và GPU của chúng lại không thể chạm đến ngưỡng của những chipset flagship thời điểm đó.
Intel có những tham vọng xa hơn cho Atom với dòng chipset SoFIA sử dụng nhân CPU Silvermont và GPU ARM Mali. Tuy nhiên, Intel đã tụt hậu hơn trong quá trình phát triển modem và những biển thể "Wi-fi only" không thể thuyết phục được khách hàng. Dù đã công bố những chipset 3G và 4G, dự án SoFIA tiếp tục bị bỏ lỡ. Cuối cùng, Intel đã dẹp bỏ toàn bộ danh mục này vào năm 2016 và rút lui khỏi thị trường smartphone mà gần như không tạo ra bất kỳ tác động nào. Tuy nhiên, một số sự phát triển CPU smartphone của Intel vẫn tồn tại trong các bộ xử lý giá rẻ do Unisoc phát triển.

MediaTek mò mẫm với những bộ xử lý 10 nhân​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Liệu còn mấy ai nhớ đến MediaTek Helio X20 và Helio X30? Helio X20 ra mắt từ năm 2017 đã đi trước thời đại rất nhiều khi là chipset đầu tiên có cách sắp xếp CPU 3 cụm mà chúng ta thấy trong mọi chipet di động Android cao cấp hiện nay.
Dù được trang bị thiết kế 3 cụm mới lạ cùng 10 nhân CPU, Helio X20 và những thế hệ đàn em của nó lại không thực sự quá mạnh mẽ. Việc chỉ sử dụng 2 nhân lớn và 8 nhân tiết kiệm năng lượng, 4 trong số đó có tốc độ xung nhịp thấp khiến chipset thiếu đi sự mạnh mẽ về hiệu năng để có thể đối đầu với những bộ xử lý flagship cạnh tranh. Dù không phải là một lựa chọn tốt đối với phân khúc flagship, thế nhưng, Helio X20 lại là nền tảng cho nhiều chiếc điện thoại giá cả phải chăng từ Doogie, Elephone, LeEco, Sharp, Xiaomi,...
MediaTek tiếp tục ý tưởng này với Helio X30 ra mắt vào năm 2017 với GPU PowerVR mới và DSP Tensilica được thiết kế nhằm cạnh tranh với những cái tên tốt nhất trong lĩnh vực này. Nhưng hiệu năng mờ nhạt khiến MediaTek không thể thu hút được khách hàng khi Meizu là khách hàng duy nhất của MediaTek đối với Helio X30. Trên thực tế, dòng Helio X 10 nhân dường như đã tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của MediaTek, đến mức công ty đã phải từ bỏ phân khúc chip flagship trong nhiều năm và chỉ mới quay trở lại gần đây với Dimensity 9000.

Các rắc rối bảo mật trên chipset Samsung Exynos​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Hai chipset Exynos 4210 và Exynos 4412 của Samsung đã trở thành nạn nhân của một vụ khai thác quyền root. Nó “đơn giản” đến mức có thể được đóng gói thành 1 ứng dụng và thực thi chỉ bằng 1 cú nhấp. Nói chung, lỗ hổng này cho thấy khả năng bảo mật tồi tệ trên những chipset Exynos.
Quyền truy cập root cấp cho người dùng hoặc ứng dụng quyền truy cập vào mọi file cấp thấp trong hệ điều hành Android, cho phép cài đặt ứng dụng và truy cập những file nhạy cảm theo ý muốn. Việc cố ý root điện thoại đã trở nên phổ biến trong năm 2012 bởi nó cho phép các ứng dụng đạt được các khả năng nâng cao cũng như thay đổi ROM, thế nên, lỗ hổng khai thác quyền root bằng 1 cú nhấp rõ ràng là 1 lợi ích cho một số người dùng. Tuy vậy, nó tạo ra các rủi ro bảo mật đáng lo ngại, đặc biệt là nếu những phần mềm độc hại tận dụng lỗ hổng này.
Đáng báo động hơn, Exynos 4210 và Exynos 4412 được trang bị cho một số thiết bị cực kỳ phổ biến thời điểm đó, bao gồm cả những chiếc flagship Galaxy S2, Galaxy S3 và Galaxy Note 2 của Samsung. Rõ ràng, hàng triệu khách hàng đang gặp rủi ro. Samsung đã thừa nhận vấn đề và đưa các bản vá cho những thiết bị bị ảnh hưởng, nhưng sự chậm trễ cập nhật của các nhà mạng đã khiến quá trình này bị kéo dài ra theo cách không đáng có.
Ngày nay, root thiết bị đã không còn phổ biến như trước và các chipset ngày càng an toàn cũng như khó khai thác hơn. Và công bằng mà nói, lỗi lầm này của Samsung ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lỗ hổng bảo mật chipset lớn gần đây: các lỗ hổng Meltdown và Spectre năm 2018 ảnh hưởng đến nhiều chipset di động ARM cũng như các thành phần PC từ AMD và Intel.

Apple và "bóp" hiệu năng​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Các bộ xử lý Bionic của Apple đã dẫn đầu ngành công nghiệp trong nhiều năm, nhưng ngay cả iPhone cũng không thể tránh khỏi những tranh cãi. Năm 2017, Apple thừa nhận rằng họ đã bóp hiệu năng của các mẫu iPhone cũ để chống lại những ảnh hưởng từ tình trạng pin lão hóa. Những viên pin lithium-ion cũ, già cỗi có thể không ổn định và có điện áp thấp hơn, khiến điện thoại khởi động lại hoặc tắt nguồn đột ngột. Bằng cách giảm hiệu năng bộ xử lý, Apple cũng giảm đi mức tiêu thụ điện năng và tránh sự cố tắt máy. Do đó, ở một khía cạnh nào đó, Apple đang giúp đỡ những khách hàng của mình.
Hồi năm 2016, Apple đã tung ra một bản cập nhật cho mọi chiếc điện thoại của mình để bóp hiệu năng thiết bị trong những trường hợp được đề cập ở trên. Dù vẫn có một số người thừa nhận ý định tốt của Apple, làn sóng tức giận và kiện cáo đã diễn ra sau đó vì việc bóp hiệu năng này diễn ra hoàn toàn âm thầm. Phải đến những nghiên cứu từ bên thứ ba, cả thế giới mới phát hiện ra rằng iPhone đã không còn hoạt động ở mức hiệu năng mà người tiêu dùng mong đợi và chi tiền cho chúng. Dù thế nào đi chăng nữa, đó là một quyết định khá tệ hại đối với một gã khổng lồ chuyên bán những chiếc điện thoại có hiệu năng dẫn đầu này. Những "thuyết âm mưu" cũng khẳng định Apple cố tình làm vậy để ép người dùng mua điện thoại mới, và chỉ thừa nhận khi bị phát hiện.
Apple đã tung ra một chương trình thay thế pin với mức giá thấp hơn nhằm giải quyết những tranh cãi này, ngay cả đối với các khách hàng không còn bảo hành. Bản cập nhật iOS 11.3 sau đó cũng đi kèm 1 tùy chọn để người dùng tắt tính năng này, có tên là “dung lượng hiệu năng đỉnh” (Peak Performance Capability). Mặc dù vậy, Apple vẫn bóp hiệu năng của những chiếc iPhone cũ khi chúng đạt đến một độ tuổi nhất định.

Những thất bại khác​

Làm chipset smartphone không dễ, và những thất bại này là minh chứng rõ ràng nhất!
Bên cạnh 5 thất bại đã đề cập ở trên, chúng ta còn có một vài quyết định tồi tệ khác, chẳng hạn như:
- Qualcomm đã chọn Snapdragon 835 để bắt đầu sáng kiến Windows on ARM và đó là một thảm họa. SoC dành cho thiết bị di động không thể cung cấp hiệu năng cần thiết cho môi trường desktop, điển hình là Lenovo Mixx 630. Điều này đã khiến lợi thế kết nối mạng và thời lượng pin của con chip này bị giảm đi. Thực tế, ngay cả SoC Snapdragon 8xc Gen 3 gần đây của Qualcomm vẫn còn kém xa những tùy chọn hàng đầu trong ngành.
- Dù cung cấp khả năng chơi game ấn tượng, con chip Tegra 4 của NVIDIA vẫn là một sự thất vọng. Đây không phải là 1 con chip tồi bởi Tegra 4 đã được chọn sử dụng cho một loạt tablet. Tuy nhiên, với việc không có hệ thống modem đủ sức cạnh tranh, lựa chọn của NVIDIA không thể bắt kịp những giải pháp tích hợp ngày càng tiên tiến của các đối thủ. Phiên bản Tegra 4i có sức mạnh quá thấp để thu hút giới di động.
- Xiaomi cũng đã từng phát triển SoC cho điện thoại. Con chip Surge S1 của công ty được trang bị 8 nhân CPU Cortex-A53 năng lượng thấp, GPU Mali-T860 MP4 tầm trung và sản xuất trên tiến trình 28nm HPC đã lỗi thời. Con chip này chỉ xuất hiện trong chiếc Xiaomi Mi 5c được bán độc quyền tại Trung Quốc, do đó, hầu như nó không tạo được tiếng vang. Surge S1 là 1 bộ xử lý giá rẻ, nhưng chúng ta chưa thấy điều gì tốt hơn từ Xiaomi kể từ lần ra mắt giới hạn đó vào năm 2017.
- Đã từng có lúc các bộ xử lý có 8 nhân Cortex-A53 chiếm lĩnh thị trường bình dân. Lựa chọn này hiện đã không còn được duy trì, nhưng MediaTek đã từng kiên quyết giữ nó trong vài năm sau khi hầu hết Qualcomm và Samsung đã quyết định thực hiện điều khác. Toàn bộ dòng Helio P tính đến P35 (2019) và Helio G25 cũng như Helio G35 (2020) là những ví dụ điển hình gần nhất. Dù những con chip này có thể tiết kiệm chi phí, nhưng chúng ta đã thấy một nước nhảy vọt đáng kể về hiệu năng đối với phân khúc smartphone giá cả phải chăng kể từ khi các nhà sản xuất bắt đầu triển khai những nhân hiệu năng cao.
Nguồn: Android Authority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top