Làm sao để trị loài kiến điên làm mù mắt thỏ, xua đuổi cả chim?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Loài kiến điên có lông đang xâm lấn lan tràn ở miền nam nước Mỹ. Tuy nhiên, loài côn trùng này dường như đang gặp phải một đối thủ khác cản trở, một loại nấm bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Các nhà khoa học hiện đang khai thác loại nấm tự nhiên này để chống lại quần thể kiến điên, mang đến những hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Sự xâm nhập kinh hoàng của loài kiến điên

Một vài năm trước, các nhân viên tại Công viên Tiểu bang Estero Llano Grande ở Weslaco, Texas, đã nhận thấy một loại kiến xâm lấn mới tại địa phương. Loài kiến điên Tawny hung dữ đến nỗi chúng có thể đuổi loài chim ra khỏi tổ, thỉnh thoảng còn tràn qua những khu vực có khách ghé thăm công viên. Đặc biệt, các quần thể bản địa khác như bọ cạp, rắn, bò tót và thằn lằn bị giảm sút số lượng kể từ khi loài kiến này xâm nhập. Ngay cả những con thỏ con còn bị nọc độc của kiến làm mù mắt.
Nhà sinh vật học Ed LeBrun của Đại học Texas nói rằng "Công viên có một đợt kiến phá hoại điên cuồng, nó giống như là ngày tận thế - những con sông kiến lên xuống ở từng ngọn cây." Kể từ khi xuất hiện, loài kiến điên đã lây lan nhanh chóng qua mọi tiểu bang trên Bờ Vịnh, với hơn 27 quận của Texas báo cáo về sự xâm nhập đáng kể của loài này. Những loại bẫy diệt kiến thông thường và thuốc trừ mối không kê đơn đã được chứng minh là không hiệu quả, vì vậy EPA đã chấp thuận việc sử dụng tạm thời (nhưng có hạn chế) chất chống mối có tên là fipronil. Tuy nhiên một chiến lược kiểm soát kiến có mục tiêu hơn và ít độc hại hơn đã được tính đến.

Làm sao để trị loài kiến điên làm mù mắt thỏ, xua đuổi cả chim?
Hình ảnh cận cảnh của một con kiến điên có màu hung
Loài kiến điên màu tía (Nylanderia fulva) có nguồn gốc từ Nam Mỹ với những di chuyển khó đoán tước. Chúng còn được gọi là kiến mâm xôi với những hành vi khác thường, khi chúng không xây gò hay các tổ thủng tâm. Thay vào đó, chúng làm nhà dưới các tảng đá, trong các khúc gỗ mục nát, hoặc trong bất kỳ loại lỗ nào đã có sẵn trên mặt đất. Đàn kiến điên cũng có nhiều kiến chúa, duy trì sự tồn tại và lớn mạnh của chúng trong tự nhiên.
Điều đáng chú ý, có một lý do nào đó khiến cho loài kiến điên bị thu hút bởi các thiết bị điện. Chúng thậm chí có thể đục thủng lớp cách điện và hệ thống dây điện, làm chập các thiết bị này. Kinh khủng hơn, một bầy kiến điên có thể làm cho gà bị ngạt thở, tấn công cả những động vật to lớn bằng cách bâu quanh mắt, lỗ mũi và móng guốc. Một số chủ nhà ở Bang Lone Star đang quét những cái thùng chứa đầy kiến điên chết hàng ngày, tất cả đều cho thấy "đỉnh cao" của sự lây nhiễm.
Kiến điên không cắn đau như kiến lửa, nhưng chúng tiết ra axit formic được coi như một nọc độc rất nguy hiểm cho những kẻ bị tấn công. Các nhà khoa học cũng phát hiện, kiến điên có thể sống sót khi tiếp xúc với nọc độc của kiến lửa tới 98% bằng cách "lấy độc trị độc" - sử dụng axit formic của chính mình để giải độc. Khi các ống tuyến của chúng bị tắc, kiến điên chỉ có tỷ lệ sống sót là 48%.

Nấm truyền bệnh - kẻ thù của kiến điên trong tự nhiên

LeBrun đã có nhiều năm nghiên cứu về kiến lửa, một loài kiến xâm lấn khác đã gây ra những vấn đề lớn trong khu vực. Thời gian gần đây, ông tập trung nghiên cứu các chiến lược kiểm soát bền vững tiềm năng dựa trên những kẻ thù tự nhiên của kiến điên. LeBrun và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một loại nấm ở địa phương có khả năng quét sạch đàn kiến một cách hiệu quả, trong khi vẫn giữ các loài bản địa khác yên ổn.
Làm sao để trị loài kiến điên làm mù mắt thỏ, xua đuổi cả chim?
Edward LeBrun thu thập những con kiến điên
Một manh mối hữu ích cho thấy, loài nấm này có thể mang đến lợi ích diệt kiến đến từ một nghiên cứu khác mà LeBrun đã thực hiện với Rob Plowes của Phòng thí nghiệm hiện trường Brackenridge. Một số con kiến có phần bụng bị sưng lên, LeBrun và Ploughes phát hiện ra rằng những phần cơ thể đó chứa bào tử của một loại ký sinh trùng thuộc nhóm nấm microsporidian.
Họ cũng thấy các triệu chứng tương tự ở những con kiến lửa bị nhiễm loại microsporidia khác, chúng tấn công các tế bào mỡ của kiến để tạo ra nhiều bào tử hơn. Những loại microsporidium ảnh hưởng đến kiến điên là một chi hoàn toàn mới, đặc biệt hơn là loài nấm này có thể lây nhiễm cho kiến điên nhưng vẫn để yên cho các loài khác.
Đó chính là điểm yếu đầu tiên trên bộ giáp của loài kiến điên mà LeBrun có thể tìm thấy. Ông và các đồng nghiệp cũng đã dành nhiều thời gian miệt mài nghiên cứu loại vi sinh vật mới này (được gọi là M. nylanderiae), để tìm hiểu thêm về cách nó lây nhiễm và lây lan khắp đàn kiến. Các nhà nghiên cứu tập trung vào 15 đàn kiến điên đặc biệt ở Texas, theo dõi các đàn kiến này trong 8 năm để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Làm sao để trị loài kiến điên làm mù mắt thỏ, xua đuổi cả chim?
Bào tử Microspordian được thu thập từ một con kiến điên
Kết quả, họ phát hiện ra mọi quần thể kiến điên bị nhiễm bệnh đều đã giảm đáng kể về số lượng trong mùa đông, khoảng 62% quần thể bị xóa sổ hoàn toàn. Theo LeBrun, đó là một điều khá bất thường, vì thông thường, các quần thể bị nhiễm bệnh sẽ “trải qua các chu kỳ bùng nổ và bùng phát" khi tần suất nhiễm trùng giảm dần và giảm dần. Các tác giả nghiên cứu cho rằng sự tiêu diệt hoàn toàn này xảy ra một phần do tuổi thọ của kiến thợ bị rút ngắn, khiến các đàn kiến khó thu thập đủ tài nguyên để tồn tại qua mùa đông.
Sau đó LeBrun tiếp tục thu thập những con kiến điên bị nhiễm bệnh từ các vùng khác và đặt chúng vào các hộp tổ gần các vị trí chưa bị nhiễm nấm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng xúc xích làm mồi nhử xung quanh lối ra để khiến hai quần thể này hợp nhất. Kết quả cho thấy mức độ lây nhiễm tăng theo cấp số nhân ở cả hai địa điểm đó.
Hiện tại, Công viên Tiểu bang Estero Llano Grande đã hoàn toàn không còn sự xâm nhập của kiến điên, các loài bản địa đã bắt đầu quay trở lại khu vực này. Một ổ kiến điên ở một địa điểm khác cũng đã bị tiêu diệt, nhóm nghiên cứu có kế hoạch mở rộng phương pháp kiểm soát sinh học mới sang các môi trường sống khác của Texas.


>>> Nấm lạ có thể "ăn" cả nhựa?
Nguồn arstechnica
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top