Liên Hợp Quốc: Cứ 7 người trên thế giới thì có 6 người rơi vào tình trạng bất an

Báo cáo mới của UNDP cho thấy cảm giác bất an của con người ngày càng tăng lên bất chấp sự tăng trưởng phát triển tại nhiều quốc gia. Số liệu mới nhất chính là lời kêu gọi công dân toàn cầu cần đoàn kết để giải quyết các vấn đề phi truyền thống.
Liên Hợp Quốc: Cứ 7 người trên thế giới thì có 6 người rơi vào tình trạng bất an
Theo số liệu và phân tích mới do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố mới đây, người dân trên thế giới đang cảm thấy bất an hơn bao giờ hết. Cứ 7 người thì có 6 người có cảm giác bất an.
Ngay cả những công dân ở các quốc gia được chăm sóc sức khỏe tốt, giàu có và được giáo dục tốt cũng ghi nhận tình trạng lo lắng nhiều hơn so với cách đây một thập kỷ trước.
Người đứng đầu UNDP, Achim Steiner cho biết: “Mặc dù sự giàu có trên toàn cầu đang cao hơn bao giờ hết nhưng phần lớn mọi người đang cảm thấy lo lắng về tương lai và những cảm giác này càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch. Để đáp ứng nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế không kiểm soát, chúng ta đang tiếp tục phá hủy thế giới tự nhiên trong khi sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng, cả trong và giữa các quốc gia”.
Báo cáo “New Threats to Human Security in the Anthropocene” kêu gọi sự đoàn kết xuyên biên giới để giải quyết tình trạng mất kết nối giữa phát triển và an ninh.
UNDP cũng ủng hộ một cách tiếp cận mới nhằm giúp mọi người ít cảm thấy sợ hãi, lo lắng và bất bình.
Steiner nói: “Chúng ta cần một mô hình phát triển phù hợp với mục đích bảo vệ và phục hồi hành tinh của chúng ta, đặc biệt tạo ra những cơ hội bền vững mới cho tất cả mọi người”
UNDP lần đầu tiên đưa ra khái niệm an ninh con người trong Báo cáo phát triển con người mang tính bước ngoặt ban hành vào năm 1994.
Nghiên cứu này báo hiệu một sự khác biệt về khái niệm an ninh trước đây cho rằng, an ninh con người chỉ nên được đánh giá dựa trên an ninh lãnh thổ. Tuy nhiên thực tế, khái niệm này giờ đây cần phải tính đến các nhu cầu cơ bản, phẩm giá và sự an toàn của tất cả mọi người.
UNDP tin rằng, họ đã nhìn thấy những mệnh lệnh hành động rõ ràng hơn bao giờ hết. Trong năm đại dịch thứ hai liên tiếp, đại dịch đã làm giảm tuổi thọ trung bình trên toàn cầu và rất nhiều thước đo sự phát triển tổng thể của con người.
Liên Hợp Quốc: Cứ 7 người trên thế giới thì có 6 người rơi vào tình trạng bất an
Hơn nữa, biến đổi khí hậu có khả năng trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngay cả khi giảm nhẹ lượng khí thải ở mức vừa phải, khoảng 40 triệu người có thể chết vì sự thay đổi nhiệt độ trước cuối thế kỷ này.
Báo cáo xem xét một loạt các mối đe dọa nổi bật trong những năm gần đây, bao gồm công nghệ kỹ thuật số, bất bình đẳng, xung đột và khả năng đối phó với những thách thức mới như đại dịch Covid-19.
Nhóm tác giả nghiên cứu lập luận rằng, việc giải quyết những mối đe dọa này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc việc bảo vệ, trao quyền và đoàn kết bên cạnh nhau. Bởi vậy an ninh con người, các vấn đề của hànnh tinh và sự phát triển của nhân loại đều có mối liên kết chặt chẽ, tương tác với nhau.
Báo cáo cũng chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tin cậy giảm sút và cảm giác bất an. Niềm tin ít xuất hiện hơn gấp 3 lần ở những người có mức độ cảm nhận về sự bất an cao.
Cuối cùng hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia đang có sự mở rộng. Một chỉ số mới trong báo cáo cho thấy sự bất bình đẳng về hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia có trình độ phát triển con người từ thấp đến rất cao đã tăng trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2017.

Một số phát hiện mới khác trong báo cáo bao gồm:​

- Các quốc gia phát triển cao hơn có xu hướng tận dụng nhiều lợi ích hơn từ các áp lực của hành tinh và ít gánh chịu hậu quả hơn. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu đang đẩy sự bất bình đẳng ngày càng xa nhau như thế nào.
- Khoảng 1,2 tỷ người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, gần một nửa trong số đó (560 triệu người) ở các quốc gia thường không bị coi là mong manh trước các vấn đề an ninh. Điều này cho thấy các quan điểm truyền thống về quốc gia dễ bị xung đột nhất cần phải được xem xét lại.
- Vào năm 2021, dù GDP toàn cầu cao nhất trong lịch sử và vắc xin Covid-19 đang dần được triển khai ở nhiều quốc gia nhưng tuổi thọ toàn cầu đã giảm năm thứ hai liên tiếp. Tuổi thọ toàn cầu đã giảm trung bình khoảng 1 năm rưỡi so với thế giới trước Covid-19.
- Tồn tại khoảng cách lớn và ngày càng gia tăng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia. Theo Chỉ số phổ cập về chăm sóc sức khỏe, sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe giữa các quốc gia có mức độ phát triển con người thấp và rất cao đang ngày càng tồi tệ từ giai đoạn từ năm 1995 đến 2017
Nguồn: CGTN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top