Lỗ hổng "to tướng" của Ukraine mà ngay cả phương Tây cũng không thể lấp đầy

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Không có kế hoạch nào được đưa ra để tài trợ cho ngân sách Ukraine sau năm 2025, Responsibl Estatecraft nhấn mạnh. Khi các cuộc đàm phán chuyên sâu do Mỹ làm trung gian đang diễn ra tại Ả Rập Saudi với sự tham gia của các phái đoàn Ukraine và Nga, hy vọng đang dâng cao rằng chính quyền Trump cuối cùng sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Ukraine.

Nhưng ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai, thì Ukraine cũng sẽ mất một thời gian để cắt giảm chi tiêu quân sự. Rất khó có thể hy vọng Ukraine có thể cắt giảm chi tiêu quân sự xuống gần mức trước chiến tranh chỉ trong một sớm một chiều.

Ukraine hiện có gần 900.000 quân nhân - con số cao gấp ba lần so với thời bình. Con số này dĩ nhiên không tính đến những tổn thất không thể phục hồi đến từ thương vong của binh lính trong suốt cuộc chiến. Có nhiều ước tính khác nhau nhưng tỷ lệ thương vong của quân đội Ukraine rõ ràng là cao, lên tới hàng trăm nghìn người. Do đó, các khoản bồi thường phải được cung cấp cho những người bị thương và gia đình của người đã khuất cũng được ước tính là rất lớn.

Do đó, cuộc chiến tranh rõ ràng đã gây ra tổn thất tài chính rất lớn cho Ukraine. Chi tiêu quốc phòng của Ukraine đã tăng gấp 10 lần kể từ khi ngân sách năm 2021 được công bố. Điều này đã dẫn đến một lỗ hổng lớn trong tài chính của Ukraine mà không có mức tăng thuế nào hoặc khoản tài trợ nào từ phương Tây có thể giúp nước này lấp đầy trong suốt một thời gian dài mà không gây ra hậu quả chính trị.

1743067826625.png


Kể từ năm 2022, Ukraine đã thâm hụt ngân sách trung bình hơn 22% GDP. Dựa trên tỷ giá hối đoái hiện tại, thâm hụt ngân sách của Ukraine vào năm 2025 lên tới khoảng 41,5 tỷ USD với giả định rằng chi tiêu quốc phòng sẽ giảm nhẹ trong năm nay. Trong trường hợp chiến tranh tiếp tục cho đến cuối năm, Ukraine sẽ cần phải điều chỉnh ngân sách quốc phòng theo hướng tăng như đã làm vào năm 2024.

Ngày nay, doanh thu trong nước của Ukraine, bao gồm thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế quan, chỉ trang trải được chi phí quốc phòng, chiếm 64% tổng chi tiêu ngân sách vào năm 2024. Do bị cắt đứt khỏi thị trường vốn quốc tế nên Ukraine phải bù đắp thiếu hụt ngân sách bằng các khoản viện trợ và các khoản vay từ các quốc gia phương Tây.

Nói cách khác, Ukraine phải dùng các khoản quyên góp và cho vay của phương Tây để trả lương cho các viên chức nhà nước và duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ. Khi bắt đầu chiến tranh, các khoản quyên góp được thực hiện dưới hình thức viện trợ tài chính miễn phí để đáp ứng nhu cầu ngân sách và quân sự của đất nước.

Theo Viện Kiel, Mỹ đã cung cấp hơn 50 tỷ USD viện trợ ngân sách trực tiếp cho Ukraine. Liên minh châu Âu đã cung cấp 51,5 tỷ USD viện trợ tài chính - tức là hỗ trợ ngân sách cho Ukraine - trong giai đoạn 2022-2024.

1743067839193.png


Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2024, những khoản viện trợ miễn phí đã dần chuyển sang cho vay. Vì vậy, Ukraine ngày càng phải vay nhiều tiền hơn. Điều quan trọng là không có kế hoạch nào để đáp ứng nhu cầu ngân sách của Ukraine kể từ năm 2026 được đưa ra. Do đó, câu hỏi lớn là Ukraine có thể cắt giảm chi tiêu quân sự nhanh như thế nào vào năm 2026 và ai sẽ bù đắp khoản thiếu hụt để nước này không vỡ nợ.

Để cân bằng sổ sách vào năm 2026, Ukraine sẽ cần cắt giảm chi tiêu quân sự lên tới 80%, tương đương khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, điều đó rõ ràng không dễ đối với những người có quyền ra quyết định ở Kiev - vốn đang muốn duy trì một đội quân lớn để chống lại mối đe dọa từ Nga trong tương lai. Trong khi chi tiêu khổng lồ cho vũ khí và đạn dược sau chiến tranh có thể giảm đi thì việc duy trì một đội quân thường trực lớn vẫn sẽ cần rất nhiều tiền.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế không kỳ vọng Ukraine có thể tiếp cận các thị trường cho vay quốc tế trước năm 2027. Điều đó sẽ khiến Ukraine phải tìm đến các quốc gia tài trợ để xin thêm vốn. Trong khi chính quyền Trump muốn cắt giảm các cam kết tài chính với Ukraine, thay vào đó tập trung vào đầu tư, bao gồm cả đầu tư khoáng sản, áp lực sẽ đè nặng lên các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, Vương quốc Anh lẫn châu Âu đã nhiều lần khẳng định rằng việc tài trợ Ukraine mà không có Mỹ là không bền vững về mặt kinh tế và chính trị. Do đó, ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai, Ukraine vẫn có nguy cơ hết tiền vào năm 2026 nếu các nước phương Tây không sớm đưa ra kế hoạch hỗ trợ họ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top