VNR Content
Pearl
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mèo nhà có khả năng xác định vị trí của chủ nhân rất chính xác dựa vào âm thanh.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mèo bằng cách phát đoạn ghi âm giọng người gọi tên mèo; sau đó họ phát lại những bản ghi âm đó, nhưng đặt loa ở vị trí xa hơn. Ngay lập tức, những con mèo tỏ ra kinh ngạc khi giọng nói quen thuộc phát ra từ một vị trí mà chúng không ngờ tới, dựa trên những gì chúng đã nghe thấy. Điều này cho thấy rằng mèo định vị những người mà chúng nhìn thấy dựa trên các tín hiệu âm thanh - một khả năng nhận thức mà trước đây chưa được biết đến ở loài mèo.
Bất kể bạn ở nơi đâu trong nhà, lũ mèo sẽ luôn có cách để tìm ra bạn
Nhận biết được rằng một vật vẫn tồn tại ngay cả khi nó khuất tầm nhìn được gọi là “tính lâu dài của đối tượng” (object permanence). Khả năng này được các nhà nghiên cứu xem như thước đo đánh giá trí thông minh của động vật. Ở người, chúng ta thường bắt đầu phát triển “tính lâu dài của đối tượng” khi được khoảng 8 tháng tuổi, khả năng này trở nên tinh vi hơn khi trẻ được 10 đến 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh có thể tìm thấy những đồ vật bị giấu, chúng cũng bắt đầu nhận ra rằng việc người chăm sóc đi khuất tầm mắt không có nghĩa là họ đã biến mất hoàn toàn.
Nghiên cứu trước đó đã chứng minh, các loài linh trưởng như tinh tinh, bonobo, khỉ đột và đười ươi đều phát triển “tính lâu dài của đối tượng”. Không những thế, khả năng này còn được phát hiện ở một số loài khác như quạ thông Á Âu, gấu và chó.
Trong nghiên cứu mới đối với mèo, các nhà khoa học quyết định sử dụng tín hiệu âm thanh vì mèo vốn nổi tiếng với thính giác tinh nhạy và có khả năng tìm kiếm con mồi cả trong điều kiện tầm nhìn thấp.
Trước đó, ông Saho Takagi - tác giả chính của nghiên cứu, một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, phát hiện ra rằng khi mèo nghe thấy giọng nói của chủ, chúng sẽ mong đợi được nhìn thấy khuôn mặt chủ. Trong các nghiên cứu khác, mèo cũng cho thấy chúng có thể phân biệt giữa giọng nói quen thuộc và không quen thuộc cũng như tìm ra các đồ vật bị giấu. Trên cơ sở những bằng chứng trước đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc mèo xác định được vị trí của người khác dựa trên giọng nói là hoàn toàn có khả năng.
Sở đồ thí nghiệm về khả năng xác định vị trí của con người dựa vào âm thanh
Để phục vụ cho thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chia những con mèo thành 3 nhóm, mỗi nhóm được chia làm 2 nhóm nhỏ tùy thuộc vào nơi ở của mèo (tại quán cà phê mèo hoặc trong các hộ gia đình). Các nhóm mèo sau đó được nghe một tổ hợp âm thanh khác nhau: Nhóm 1 nghe đoạn ghi âm giọng nói của chủ hoặc giọng người lạ; nhóm 2 nghe tiếng kêu của những con mèo khác còn nhóm 3 nghe tiếng ồn điện tử ngẫu nhiên.
Tiếp theo, người ta phát âm thanh theo 2 lượt: đầu tiên là qua một chiếc loa cạnh cánh cửa gần với mèo, sau đó qua loa bên cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ xa hơn. Họ ghi nhận mức độ ngạc nhiên của mèo trước sự dịch chuyển “vô lý” của âm thanh và đánh giá trên thang điểm từ 0 (hoàn toàn không ngạc nhiên) đến 4 (rất ngạc nhiên). Các dấu hiệu cho thấy sự ngạc nhiên ở mèo bao gồm: nhìn chằm chằm về nơi phát ra giọng nói đầu tiên, cử động tai và đầu, nhìn xung quanh hoặc di chuyển trong phòng.
Nhìn chung, lũ mèo tỏ ra ngạc nhiên nhất khi giọng nói quen thuộc của chủ nhân xuất hiện và “dịch chuyển tức thời”. Điều này cho thấy rằng những con mèo đã hình thành trong não một hình ảnh về những người chủ khi họ đi khuất tầm mắt và xác định vị trí của chủ dựa vào nơi chúng nghe thấy giọng nói đầu tiên. Đây là bằng chứng cho thấy khả năng nhận thức không gian xã hội ở loài mèo.
Mèo tỏ ra ngạc nhiên khi nhận thấy giọng nói của chủ nhân có khả năng "dịch chuyển tức thời"
Các tác giả nghiên cứu kết luận, việc có khả năng định hình về thế giới bên ngoài "là một đặc điểm quan trọng trong tư duy phức tạp". Phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về nhận thức của loài mèo, là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai về loài vật đáng yêu nhưng cũng đầy bí ẩn này.
Theo Live Science
Nhận biết được rằng một vật vẫn tồn tại ngay cả khi nó khuất tầm nhìn được gọi là “tính lâu dài của đối tượng” (object permanence). Khả năng này được các nhà nghiên cứu xem như thước đo đánh giá trí thông minh của động vật. Ở người, chúng ta thường bắt đầu phát triển “tính lâu dài của đối tượng” khi được khoảng 8 tháng tuổi, khả năng này trở nên tinh vi hơn khi trẻ được 10 đến 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh có thể tìm thấy những đồ vật bị giấu, chúng cũng bắt đầu nhận ra rằng việc người chăm sóc đi khuất tầm mắt không có nghĩa là họ đã biến mất hoàn toàn.
Nghiên cứu trước đó đã chứng minh, các loài linh trưởng như tinh tinh, bonobo, khỉ đột và đười ươi đều phát triển “tính lâu dài của đối tượng”. Không những thế, khả năng này còn được phát hiện ở một số loài khác như quạ thông Á Âu, gấu và chó.
Trong nghiên cứu mới đối với mèo, các nhà khoa học quyết định sử dụng tín hiệu âm thanh vì mèo vốn nổi tiếng với thính giác tinh nhạy và có khả năng tìm kiếm con mồi cả trong điều kiện tầm nhìn thấp.
Trước đó, ông Saho Takagi - tác giả chính của nghiên cứu, một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản, phát hiện ra rằng khi mèo nghe thấy giọng nói của chủ, chúng sẽ mong đợi được nhìn thấy khuôn mặt chủ. Trong các nghiên cứu khác, mèo cũng cho thấy chúng có thể phân biệt giữa giọng nói quen thuộc và không quen thuộc cũng như tìm ra các đồ vật bị giấu. Trên cơ sở những bằng chứng trước đó, nhóm nghiên cứu cho rằng việc mèo xác định được vị trí của người khác dựa trên giọng nói là hoàn toàn có khả năng.
Để phục vụ cho thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chia những con mèo thành 3 nhóm, mỗi nhóm được chia làm 2 nhóm nhỏ tùy thuộc vào nơi ở của mèo (tại quán cà phê mèo hoặc trong các hộ gia đình). Các nhóm mèo sau đó được nghe một tổ hợp âm thanh khác nhau: Nhóm 1 nghe đoạn ghi âm giọng nói của chủ hoặc giọng người lạ; nhóm 2 nghe tiếng kêu của những con mèo khác còn nhóm 3 nghe tiếng ồn điện tử ngẫu nhiên.
Tiếp theo, người ta phát âm thanh theo 2 lượt: đầu tiên là qua một chiếc loa cạnh cánh cửa gần với mèo, sau đó qua loa bên cạnh cửa ra vào hoặc cửa sổ xa hơn. Họ ghi nhận mức độ ngạc nhiên của mèo trước sự dịch chuyển “vô lý” của âm thanh và đánh giá trên thang điểm từ 0 (hoàn toàn không ngạc nhiên) đến 4 (rất ngạc nhiên). Các dấu hiệu cho thấy sự ngạc nhiên ở mèo bao gồm: nhìn chằm chằm về nơi phát ra giọng nói đầu tiên, cử động tai và đầu, nhìn xung quanh hoặc di chuyển trong phòng.
Nhìn chung, lũ mèo tỏ ra ngạc nhiên nhất khi giọng nói quen thuộc của chủ nhân xuất hiện và “dịch chuyển tức thời”. Điều này cho thấy rằng những con mèo đã hình thành trong não một hình ảnh về những người chủ khi họ đi khuất tầm mắt và xác định vị trí của chủ dựa vào nơi chúng nghe thấy giọng nói đầu tiên. Đây là bằng chứng cho thấy khả năng nhận thức không gian xã hội ở loài mèo.
Các tác giả nghiên cứu kết luận, việc có khả năng định hình về thế giới bên ngoài "là một đặc điểm quan trọng trong tư duy phức tạp". Phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về nhận thức của loài mèo, là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai về loài vật đáng yêu nhưng cũng đầy bí ẩn này.
Theo Live Science