Loài nhện xâm lấn bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần

Các nhà khoa học Ireland đã công bố những hình ảnh cho thấy loài nhện góa phụ giả (false widow) ăn thịt con dơi không may mắc vào bẫy của chúng. "Nạn nhân" là loài con dơi muỗi, vốn có kích thước lớn gấp nhiều lần nhện goá phụ giả.
Loài nhện xâm lấn bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần
Các nhà khoa học có trụ sở tại Viện Ryan tại NUI Galway cho biết đoạn ghi hình của họ càng chứng tỏ mối đe dọa mà loài nhện gây ra trong việc phá hoại các loài bản địa.
Đoạn video do Ben Waddams, một nghệ sỹ chuyên về các tác phẩm động vật hoang dã ghi lại tại nhà của ông ở bắc Shropshire, Anh. Trong hai ngày liên tiếp, người ta thấy những con dơi sống trên gác mái bị vướng vào mạng nhện bên dưới lối vào tổ của chúng.
Con dơi đầu tiên dường như bị bất động khi các chi của nó bị kẹp chặt trong tơ nhện. Nó hơi co lại và đổi màu do bị nhện ăn các bộ phận khác.
Một con dơi trưởng thành thứ hai, lớn hơn nhiều cũng bị bẫy và vướng vào mạng nhện nhưng nó vẫn còn sống. Con dơi sau đó đã được giải cứu và thả ra. Hiện tượng như vậy không phải là hiếm như mọi người tưởng tượng. Ba năm trước một con nhện góa phụ được cho đã ăn một con thằn lằn bản địa.
Có nguồn gốc từ Madeira và quần đảo Canary, nó có khả năng trở thành một trong những loài nhện xâm lấn nhất thế giới. Loài nhện này được phát hiện lần đầu tiên ở miền nam nước Anh vào năm 1879 và quần thể loài này đã gia tăng nhanh chóng và lan rộng về phía bắc đến Scotland và xứ Wales, Ireland trong nhiều thập kỷ gần đây.
Loài nhện xâm lấn bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần
Loài này được biết đến với ý nghĩa y học với khả năng gây ra một loạt các triệu chứng từ nhẹ đến nặng ở những người bị cắn nhưng ít người biết về tác động của nó đối với các loài bản địa.
Trong năm năm qua, một nhóm do Tiến sĩ Michel Dugon dẫn đầu trong phòng thí nghiệm hệ thống nọc độc của NUIG đã nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của loài bao gồm nọc độc, sinh thái và tập tính.
Tiến sĩ Dugon cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu về loài nhện góa phụ giả trong 5 năm qua và đã học được rất nhiều điều về loài này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn ngạc nhiên về khả năng thích nghi với môi trường mới và tận dụng tối đa khả năng của nó. Nó là một loài thực sự đáng chú ý”.
Tiến sĩ John Dunbar, tác giả chính của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecosphere nêu chi tiết về trường hợp này cho biết: “Ở những nơi kỳ lạ hơn trên thế giới, các nhà khoa học đã ghi lại những tình huống nhện ăn thịt các loài động vật có xương sống nhỏ trong nhiều năm. Nhưng chúng tôi chỉ mới bắt đầu nhận ra mức độ phổ biến của những câu chuyện như vậy. Giờ đây loài ngoại lai này đang dần phổ biến ở Ireland và Anh Quốc, chúng tôi đang chứng kiến những câu chuyện như vậy ngay trước cửa nhà”.
Thậm chí những loài nhện góa phụ đen khác nhỏ hơn nhiều còn được biết tới với khả năng bắt và ăn rắn, thằn lằn. Nghiên cứu này đã đưa thêm một số ví dụ khác về tác động xâm lấn của nhện góa phụ với các loài bản địa. Chúng có khả năng cạnh tranh cao hơn nhiều so với loài nhện bản địa và điều này càng khẳng định tác động của chúng với các loài săn mồi.
Nhện góa phụ giả sở hữu loại nọc độc thần kinh tác động cực nhanh tương tự như của loài nhện góa phụ đen và nó có thể gây tê liệt thần kinh cơ ở động vật có xương sống trên cạn, cho phép chúng ăn được cả các loài bò sát nhỏ và động vật có vú.
Nhà nghiên cứu Aiste Vitkauskaite giải thích: “Nhện góa phụ giả cũng giống như nhện góa phụ đen, họ hàng gần của chúng, có kỹ thuật bắt mồi phi thường và nọc độc cực mạnh, cho phép chúng bắt những con mồi có xương sống nhỏ lớn gấp nhiều lần chúng một cách dễ dàng”.
Nguồn: Irishtimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top