Mr Bens
Intern Writer
Sinh vật bay lớn nhất từng được biết đến trên Trái Đất là Quetzalcoatlus northropi, một loài thằn lằn bay khổng lồ sống vào cuối kỷ Phấn trắng, khoảng 72,1 đến 66 triệu năm trước. Loài này lần đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 1970 tại Công viên quốc gia Big Bend, Texas, bởi Douglas Lawson, khi đó mới là một sinh viên cao học ngành địa chất. Phát hiện này ngay lập tức thu hút sự chú ý rộng rãi và cho đến nay vẫn là chủ đề gây kinh ngạc trong giới khoa học.
Quetzalcoatlus cao khoảng 5 mét, với cổ dài tới 3 mét và sải cánh khổng lồ khoảng 12 mét. Dù chưa xác định chính xác trọng lượng, các nhà nghiên cứu ước tính nó có thể nặng tới 250 kg. Cơ thể của Quetzalcoatlus không có lông vũ mà được bao phủ bởi lớp lông tơ, chiếc cổ dài giúp nâng đỡ cái đầu lớn hình vương miện. Đặc biệt, loài này có hàm dài nhưng không có răng, rất giống với các loài chim ăn thủy sinh ngày nay như diệc hay cò. Nhờ đặc điểm này, Quetzalcoatlus được cho là kiếm ăn ở những vùng đầm lầy, tìm các loài động vật không xương sống nhỏ như cua, giun và nghêu.
Trong họ hàng của mình, Quetzalcoatlus còn có loài nhỏ hơn là Quetzalcoatlus lawsoni. Loài nhỏ này có lối sống xã hội, thường tụ tập thành đàn trên 30 cá thể quanh các hồ nước, trong khi Quetzalcoatlus northropi có xu hướng sống đơn độc.
Câu hỏi lớn nhất xoay quanh Quetzalcoatlus là khả năng bay của nó. Nhiều năm qua, các nhà khoa học tranh luận gay gắt về việc loài vật này có thực sự biết bay hay không. Quetzalcoatlus có bộ xương rỗng giúp giảm trọng lượng, và đặc biệt là xương ức rất lớn để gắn cơ bắp mạnh mẽ phục vụ cho việc bay, điều này khẳng định nó không phải là sinh vật chỉ "đeo" đôi cánh cho đẹp.
Nhờ việc phục dựng bộ xương gần như hoàn chỉnh từ hóa thạch của loài họ hàng Quetzalcoatlus lawsoni, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ phương thức cất cánh của Quetzalcoatlus. Thay vì chạy lấy đà như chim biển hay vung cánh về phía trước như dơi, loài này sử dụng cách cất cánh đặc biệt là nhảy vọt lên không trung khoảng 2,5 mét rồi vỗ cánh mạnh để bay lên cao như kền kền. Khi đã ở trên không, chúng có thể bay với tốc độ lên đến 130 km/giờ và di chuyển quãng đường lên tới 400 dặm mỗi ngày.
Dù có đôi cánh khổng lồ, nhưng khi đi trên mặt đất, Quetzalcoatlus dường như không sử dụng chúng để hỗ trợ di chuyển, khiến đôi cánh trở thành phần "trang trí" khi không bay. Dù đã phát hiện từ hơn 50 năm trước, Quetzalcoatlus vẫn còn nhiều điều bí ẩn chờ được khám phá thêm.

Quetzalcoatlus cao khoảng 5 mét, với cổ dài tới 3 mét và sải cánh khổng lồ khoảng 12 mét. Dù chưa xác định chính xác trọng lượng, các nhà nghiên cứu ước tính nó có thể nặng tới 250 kg. Cơ thể của Quetzalcoatlus không có lông vũ mà được bao phủ bởi lớp lông tơ, chiếc cổ dài giúp nâng đỡ cái đầu lớn hình vương miện. Đặc biệt, loài này có hàm dài nhưng không có răng, rất giống với các loài chim ăn thủy sinh ngày nay như diệc hay cò. Nhờ đặc điểm này, Quetzalcoatlus được cho là kiếm ăn ở những vùng đầm lầy, tìm các loài động vật không xương sống nhỏ như cua, giun và nghêu.


Trong họ hàng của mình, Quetzalcoatlus còn có loài nhỏ hơn là Quetzalcoatlus lawsoni. Loài nhỏ này có lối sống xã hội, thường tụ tập thành đàn trên 30 cá thể quanh các hồ nước, trong khi Quetzalcoatlus northropi có xu hướng sống đơn độc.
Câu hỏi lớn nhất xoay quanh Quetzalcoatlus là khả năng bay của nó. Nhiều năm qua, các nhà khoa học tranh luận gay gắt về việc loài vật này có thực sự biết bay hay không. Quetzalcoatlus có bộ xương rỗng giúp giảm trọng lượng, và đặc biệt là xương ức rất lớn để gắn cơ bắp mạnh mẽ phục vụ cho việc bay, điều này khẳng định nó không phải là sinh vật chỉ "đeo" đôi cánh cho đẹp.
Nhờ việc phục dựng bộ xương gần như hoàn chỉnh từ hóa thạch của loài họ hàng Quetzalcoatlus lawsoni, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ phương thức cất cánh của Quetzalcoatlus. Thay vì chạy lấy đà như chim biển hay vung cánh về phía trước như dơi, loài này sử dụng cách cất cánh đặc biệt là nhảy vọt lên không trung khoảng 2,5 mét rồi vỗ cánh mạnh để bay lên cao như kền kền. Khi đã ở trên không, chúng có thể bay với tốc độ lên đến 130 km/giờ và di chuyển quãng đường lên tới 400 dặm mỗi ngày.
Dù có đôi cánh khổng lồ, nhưng khi đi trên mặt đất, Quetzalcoatlus dường như không sử dụng chúng để hỗ trợ di chuyển, khiến đôi cánh trở thành phần "trang trí" khi không bay. Dù đã phát hiện từ hơn 50 năm trước, Quetzalcoatlus vẫn còn nhiều điều bí ẩn chờ được khám phá thêm.