Hang động Postojna, nằm cách Ljubljana, thủ đô của Slovenia một giờ lái xe về phía tây nam. Hệ thống hang động rộng đến nỗi người ta xây cả đường sắt hai đầu dài 24 km xuyên hang. Nhưng đó chưa phải là thứ hấp dẫn nhất đối với du khách thăm quan, thực tế phần đông mọi người đến để tận mặt thấy hậu duệ của rồng - con manh giông.
Để đến được hang động, bạn phải đi bộ qua sáu tầng địa chất, băng qua một cây cầu do các tù nhân Nga xây dựng trong Thế chiến thứ nhất, treo leo trên một vực sâu. Sau đó, bạn tiếp tục đi qua các đỉnh vách đá ngầm và hẻm núi, thạch nhũ mỏng như sợi mì cùng những tấm rèm bằng đá hoa. Hành trình xuống độ sâu 115 mét (377 feet) để chứng kiến vẻ đẹp hang động, nhưng quan trọng nhất là cơ hội quan sát con manh giông.
Người dân địa phương gọi chúng là rồng con vì cho rằng chúng được sinh ra từ hang động, vốn là nơi ở của rồng thiêng.
"Dễ thương phải không?", Mateja Rosa, giám đốc tiếp thị và PR của Postojna đồng thời cũng là một người hâm mộ loài kỳ nhông mù, hỏi. Thật vậy, nhiều người còn nhầm tưởng chúng là đồ chơi vì vẻ ngoài giống như được làm từ nhựa.
Chúng đôi khi còn được gọi là cá người vì mặc dù sống dưới nước nhưng lại không có vảy như cá. Thay vào đó là một làn da trắng hồng, các chi với những ngón tay nhỏ xíu bên dưới lớp mang đỏ rực. Chúng có thân thiện không?
Theo Primož Gnezda, một nhà sinh vật học trẻ tuổi, nhiệt tình, người đã nghiên cứu những sinh vật này trong nhiều năm cho biết, loài manh giông có thể thân thiện nhưng chúng không hòa đồng. Chúng luôn cố dính vào chiếc mặt nạ kính lặn để giữ an toàn cho bản thân. Nhà nghiên cứu giải thích trong buổi tham quan Vivarium, một không gian triển lãm bên cạnh hang động.
“Chúng tôi cho chúng ăn giun. Những con giun kết thành một quả bóng nhỏ trong nước, và con manh giông sẽ ăn chúng nhanh như một chiếc máy hút bụi. Đôi khi, chúng ăn dữ dội đến mức, ta có thể thấy vài con giun cùng nước bị lọt ra ngoài thông qua mang của chúng”, Gnezda nói.
Trong Vivarium có một phòng thí nghiệm, đây là nơi các nhà khoa học đượcphép lưu giữ 10 con manh giông phục vụ việc nghiên cứu. Được biết, chi phí đầu tư phòng thí nghiệm này rất lớn.
“Các nhà sinh vật học đang nghiên cứu DNA của chúng, nó dài như một cuốn tiểu thuyết nhiều tập. Theo tính toán, bộ gen của con manh giông dài gấp 16 lần bộ gen của con người cũng như phức tạp hơn”.
“Xuất nhiều nhiều đoạn gen trống. Chúng tôi không biết tại sao chúng có thể tồn tại. Hãy thử tưởng tượng một cuốn sách dài 600 trang mà tất cả từ vựng bên trong đều bị xáo trộn hết lên, nhiệm vụ của chúng tôi là phải sắp xếp lại mọi thứ”, Gnezda nói.
Lý do mà khoa học thích thú với loài động vật này đến vậy là nhờ khả năng tái tạo chi bị đứt đáng kinh ngạc. "Khả năng tái tạo của chúng thật đáng kinh ngạc. Nếu chúng bị mất một chi, chi đó sẽ sớm mọc lại. Ý tưởng của nghiên cứu là tìm ra cơ chế đằng sau nó”.
“Chúng tôi không nghiên cứu để ai đó có thể mọc lại tay hay chân bị đứt. Mục tiêu là tạo ra một bàn tay hoặc một chân mới từ các tế bào của chính bạn trong phòng thí nghiệm và sau đó ghép nó vào cơ thể ban đầu. Mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm”, nhà sinh vật học nói.
“Trong quá khứ, nó được tặng làm thú cưng cho những chính trị gia đến thăm. Không may, hầu hết đều chết. Môi trường lý tưởng của con manh giông là khoảng 13 độ C (55 độ F). Nếu nhiệt độ tăng nhanh, chẳng hạn từ 10 độ C đến 15 độ C, chúng sẽ chết”, Rose nói.
Kỳ nhông bắt đầu cuộc sống dưới nước như loài manh giông nhưng sau đó chúng bỏ mang, phát triển phổi, sống trên cạn và bắt đầu giao phối. Tuy nhiên, con manh giông vẫn tồn tại và sinh sản dưới nước trong giai đoạn con non. Đây là một đặc điểm kỳ lạ về mặt sinh học, khá giống với họ hàng gần của chúng, kỳ giông Mexico.
Con manh giông thậm chí còn có một điệu nhảy giao phối. "Khi con cái sẵn sàng, nó sẽ tiếp cận con đực. Con đực ngửi thấy mùi từ cô nàng, sẽ bắt đầu bơi xung quanh đối tượng kết đôi. Cặp đôi sau đó cùng nhau thực hiện vũ điệu giao phối”.
“Sau vũ điệu, con đực để lại một gói tinh trùng trên nền đá. Con cái sẽ lấy nó và đưa vào trong buồng trứng của cơ thể. Khi trứng rụng, nó sẽ tự thụ tinh”, Gnezda nói.
Đó chưa phải là điều lý thú cuối cùng về con manh giông.
“Thực tế, bạn không thể dựa vào vẻ ngoài hay DNA để phân biệt một con manh giông là đực hay cái. Cả hai đều có cùng nhiễm sắc thể. Hiện tại, chúng tôi đang phân tích máu và kiểm tra tỷ lệ hormone nhằm tìm ra phương pháp xác định giới tính loài. Hi vọng kết quả sẽ tốt”, Gnezda kết luận.
Máy quay hồng ngoại tiết lộ cô nàng tiếp tục đẻ trứng trong tám tuần tiếp theo. “Cuối cùng nó đã sinh ra 64 quả trứng. Trong tự nhiên, khi một con manh giông mẹ đẻ trứng, chúng thường để những trái trứng lên mặt đá, vì không có kẻ thù nguy hiểm trong hang động”.
“Tuy nhiên, trong môi trường phòng thí nghiệm, chúng tôi không thể đảm bảo toàn bộ số trứng đều được nở ra. Không may, khoảng 2/3 số con non đã tự chết”, Gnezda thông báo.
Đúng bốn tháng sau khi quả trứng đầu tiên được đẻ ra, con manh giông con đầu tiên đã phá vỏ chui ra. Nó lao ra, rơi xuống đáy bể cá và bơi xung quanh một cách say sưa. Có tổng cộng 21 con còn sống. Một điều thú vị là chúng đều có khả năng nhìn trong vài năm, sau đó mới bắt đầu mọc da trên mắt và bị mù. Kể từ tháng 6/2021, hai trong số những con manh giông 5 tuổi đó đã được trưng bày.
Ngoài loài manh giông, hang Postojna còn là nơi cư trú của nhiều sinh vật kỳ lạ. Có những con dế hang ăn tay chân của chính mình nếu không tìm được thức ăn, bọ cánh cứng có cánh bị teo đi và hợp nhất vào bụng. Vì không có côn trùng trong hang, những con nhện không sử dụng mạng nhện để dệt kén mà dùng tơ.
Nhiều người thắc mắc, khi những con manh giông bị lũ cuốn ra khỏi hang, liệu chúng có vô tình nằm trên đĩa của ai đó không?
“Có đấy. Cho đến những năm 1980 ở thành phố Trieste, bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng được bán trên những phiến đá trong nhiều khu chợ cá. Theo những người có cơ hội mua, họ miêu tả vị nó giống như món bê thui nhạt nhẽo”, Rosa nói.
Nguồn: CNN
https://edition.cnn.com/travel/article/con manh giông-baby-dragons-slovenia-postojna-****-cmd/index.html?fbclid=IwAR0403M9ulPjPUS3Zcf8rg6eiBN7iMcncqiD1WYIfQyuiilM9nrDWO2MF88
Nơi sống
Hang Postojna, trong thời gian du lịch bình thường, là một trong những điểm tham quan dưới lòng đất được ghé thăm nhiều nhất ở châu Âu. Khách du dịch bắt đầu đến đây sau chuyến thăm đầu tiên vào năm 1818 của Franz I người Áo, Hoàng đế La Mã Thần thánh cuối cùng của châu ÂuKỳ nhông mù
Con manh giông (tên tiếng anh là olms hay proteus anguinus trong tiếng Latinh) là loài kỳ nhông mù, dài khoảng 25 cm, không bao giờ phát triển vượt quá giai đoạn thiếu niên. Mặc dù bị mù nhưng chúng rất nhạy bén với âm thanh."Dễ thương phải không?", Mateja Rosa, giám đốc tiếp thị và PR của Postojna đồng thời cũng là một người hâm mộ loài kỳ nhông mù, hỏi. Thật vậy, nhiều người còn nhầm tưởng chúng là đồ chơi vì vẻ ngoài giống như được làm từ nhựa.
Chúng đôi khi còn được gọi là cá người vì mặc dù sống dưới nước nhưng lại không có vảy như cá. Thay vào đó là một làn da trắng hồng, các chi với những ngón tay nhỏ xíu bên dưới lớp mang đỏ rực. Chúng có thân thiện không?
Theo Primož Gnezda, một nhà sinh vật học trẻ tuổi, nhiệt tình, người đã nghiên cứu những sinh vật này trong nhiều năm cho biết, loài manh giông có thể thân thiện nhưng chúng không hòa đồng. Chúng luôn cố dính vào chiếc mặt nạ kính lặn để giữ an toàn cho bản thân. Nhà nghiên cứu giải thích trong buổi tham quan Vivarium, một không gian triển lãm bên cạnh hang động.
Tập tính săn mồi
Theo Rosa, con manh giông có thể sống đến 100 năm, thậm chí tồn tại trong thời gian dài mà không cần thức ăn. “Thường là 7 năm. 2-3 năm đầu sẽ không có vấn đề gì. Sau thời gian đó, chúng bắt đầu giảm cân, ngừng di chuyển và đợi con mồi đi qua. Nếu lâu hơn 7 năm, một số có thể chết, một số vẫn còn khả năng sống. Điều này tùy thuộc vào quá trình trao đổi chất của cá thể”.Trong Vivarium có một phòng thí nghiệm, đây là nơi các nhà khoa học đượcphép lưu giữ 10 con manh giông phục vụ việc nghiên cứu. Được biết, chi phí đầu tư phòng thí nghiệm này rất lớn.
“Các nhà sinh vật học đang nghiên cứu DNA của chúng, nó dài như một cuốn tiểu thuyết nhiều tập. Theo tính toán, bộ gen của con manh giông dài gấp 16 lần bộ gen của con người cũng như phức tạp hơn”.
“Xuất nhiều nhiều đoạn gen trống. Chúng tôi không biết tại sao chúng có thể tồn tại. Hãy thử tưởng tượng một cuốn sách dài 600 trang mà tất cả từ vựng bên trong đều bị xáo trộn hết lên, nhiệm vụ của chúng tôi là phải sắp xếp lại mọi thứ”, Gnezda nói.
Lý do mà khoa học thích thú với loài động vật này đến vậy là nhờ khả năng tái tạo chi bị đứt đáng kinh ngạc. "Khả năng tái tạo của chúng thật đáng kinh ngạc. Nếu chúng bị mất một chi, chi đó sẽ sớm mọc lại. Ý tưởng của nghiên cứu là tìm ra cơ chế đằng sau nó”.
“Chúng tôi không nghiên cứu để ai đó có thể mọc lại tay hay chân bị đứt. Mục tiêu là tạo ra một bàn tay hoặc một chân mới từ các tế bào của chính bạn trong phòng thí nghiệm và sau đó ghép nó vào cơ thể ban đầu. Mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm”, nhà sinh vật học nói.
Vũ điệu giao phối
Mọi người đều nghĩ con manh giông thích hợp làm thú cưng: vẻ ngoài dễ thương, không cần cho ăn thường xuyên và chúng có thể sống được lâu hơn bất kỳ con người nào trên hành tinh. Nhưng sự thật có phải như vậy.Kỳ nhông bắt đầu cuộc sống dưới nước như loài manh giông nhưng sau đó chúng bỏ mang, phát triển phổi, sống trên cạn và bắt đầu giao phối. Tuy nhiên, con manh giông vẫn tồn tại và sinh sản dưới nước trong giai đoạn con non. Đây là một đặc điểm kỳ lạ về mặt sinh học, khá giống với họ hàng gần của chúng, kỳ giông Mexico.
Con manh giông thậm chí còn có một điệu nhảy giao phối. "Khi con cái sẵn sàng, nó sẽ tiếp cận con đực. Con đực ngửi thấy mùi từ cô nàng, sẽ bắt đầu bơi xung quanh đối tượng kết đôi. Cặp đôi sau đó cùng nhau thực hiện vũ điệu giao phối”.
“Sau vũ điệu, con đực để lại một gói tinh trùng trên nền đá. Con cái sẽ lấy nó và đưa vào trong buồng trứng của cơ thể. Khi trứng rụng, nó sẽ tự thụ tinh”, Gnezda nói.
Đó chưa phải là điều lý thú cuối cùng về con manh giông.
“Thực tế, bạn không thể dựa vào vẻ ngoài hay DNA để phân biệt một con manh giông là đực hay cái. Cả hai đều có cùng nhiễm sắc thể. Hiện tại, chúng tôi đang phân tích máu và kiểm tra tỷ lệ hormone nhằm tìm ra phương pháp xác định giới tính loài. Hi vọng kết quả sẽ tốt”, Gnezda kết luận.
Ấp trứng “rồng”
Một sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình nghiên cứu đã xảy ra vào ngày 30/1/2016. Một con manh giông cái bỗng tỏ ra rất thù hằn với đồng loại, cô ấy không cho phép ai đến gần khu vực của mình. Các nhà nghiên cứu sau đó phát hiện con manh giông cái thực ra đang canh giữ một quả trứng.“Tuy nhiên, trong môi trường phòng thí nghiệm, chúng tôi không thể đảm bảo toàn bộ số trứng đều được nở ra. Không may, khoảng 2/3 số con non đã tự chết”, Gnezda thông báo.
Đúng bốn tháng sau khi quả trứng đầu tiên được đẻ ra, con manh giông con đầu tiên đã phá vỏ chui ra. Nó lao ra, rơi xuống đáy bể cá và bơi xung quanh một cách say sưa. Có tổng cộng 21 con còn sống. Một điều thú vị là chúng đều có khả năng nhìn trong vài năm, sau đó mới bắt đầu mọc da trên mắt và bị mù. Kể từ tháng 6/2021, hai trong số những con manh giông 5 tuổi đó đã được trưng bày.
Ngoài loài manh giông, hang Postojna còn là nơi cư trú của nhiều sinh vật kỳ lạ. Có những con dế hang ăn tay chân của chính mình nếu không tìm được thức ăn, bọ cánh cứng có cánh bị teo đi và hợp nhất vào bụng. Vì không có côn trùng trong hang, những con nhện không sử dụng mạng nhện để dệt kén mà dùng tơ.
Nhiều người thắc mắc, khi những con manh giông bị lũ cuốn ra khỏi hang, liệu chúng có vô tình nằm trên đĩa của ai đó không?
“Có đấy. Cho đến những năm 1980 ở thành phố Trieste, bạn vẫn có thể nhìn thấy chúng được bán trên những phiến đá trong nhiều khu chợ cá. Theo những người có cơ hội mua, họ miêu tả vị nó giống như món bê thui nhạt nhẽo”, Rosa nói.
Nguồn: CNN
https://edition.cnn.com/travel/article/con manh giông-baby-dragons-slovenia-postojna-****-cmd/index.html?fbclid=IwAR0403M9ulPjPUS3Zcf8rg6eiBN7iMcncqiD1WYIfQyuiilM9nrDWO2MF88