Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách Khoa về... áo nịt ngực gây tranh cãi như thế nào?

Luận án tiến sĩ về áo nịt ngực của một nghiên cứu sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tò mò.
Đó là Luận án tiến sĩ Ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề
“Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực”.
Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách Khoa về... áo nịt ngực gây tranh cãi như thế nào?
Luận án về áo nịt ngực của một nghiên cứu sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tò mò
Tác giả của Luận án là nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung, công tác tại Khoa Công nghệ may và thời trang Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Hai người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ.
Trên Website trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Phòng Đào tạo, Bộ phận Đào tạo sau đại học đã đăng tải bản đầy đủ của luận án.
Theo đó, mục đích nghiên cứu luận án cụ thể như sau:
- Xác định các đặc trưng nhân trắc ngực ứng dụng phương pháp đo 3D không tiếp xúc, trích chọn các kích thước đặc trưng và phân nhóm ngực nữ làm tiền đề cho việc xác định ảnh hưởng của kích thước ngực tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất và lựa chọn áo ngực nữ phù hợp.
- Xác định áp lực của áo ngực nữ lên cơ thể người mặc và độ tiện nghi áp lực của áo ngực.
- Xác định ảnh hưởng của các kích thước ngực đặc trưng tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ.
Trên website Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Phòng Đào tạo, Bộ phận Đào tạo sau đại học đã tóm tắt kết luận mới của luận án là:

Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách Khoa về... áo nịt ngực gây tranh cãi như thế nào?
Luận án được đăng trên Website trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Bản đầy đủ của luận án dài 142 trang, trong đó tác giả Lưu Thị Hồng Nhung cam đoan:
“Tất cả những nội dung trong luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thí nghiệm được tiến hành một cách nghiêm túc và khoa học trong quá trình nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án trung thực khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả khác”.
Qua tìm hiểu, có thể thấy bản chất của luận án vốn là một công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao, sát với nhu cầu của thực tế. Cụ thể, các tác giả muốn thông qua công nghệ "đo 3D không tiếp xúc" mới, xác định và phân loại các dạng kích thước ngực đặc trưng, từ đó tạo ra các sản phẩm áo ngực thoải mái, vừa vặn hơn cho phụ nữ. Một số người sau khi tìm hiểu đã dành lời khen cho công trình nghiên cứu này.

Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách Khoa về... áo nịt ngực gây tranh cãi như thế nào?
Một vài bình luận khen ngợi tính thiết thực của luận áo
Tuy nhiên, luận án này từ khi được công bố cũng vấp phải không ít luồng ý kiến trái chiều. Bên cạnh phần tiêu đề có phần hơi "tối nghĩa" cho những người không chuyên, một số người cho rằng vấn đề này quá nhảm nhí, không phù hợp để đưa vào một luận án tiến sĩ. Một vài bình luận đáng chú ý:
- Nếu chỉ dừng lại ở cái gọi là một đề tài nghiên cứu- ứng dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chị em thì không có gì phải bàn! Nhưng lại là một luận án “tiến sĩ” thì thấy nó kinh kinh thế nào ấy!
- Tại sao lại là nữ sinh Bắc Việt Nam mà không phải các miền khác, có gì khác biệt sao?
- Đề nghị loại bỏ tất cả các đề tài nghiên cứu .... Tiến sĩ còi cõi cóc ké
- Thật vô bổ cho nhân loại.
....

Hiện luận án này đang khiến nhiều người tò mò. Mấy tháng trước, dư luận cũng xôn xao về luận án tiến sĩ có tên "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ tại Viện Khoa học Thể dục thể thao.

>>> Bằng tiến sĩ "phát triển môn cầu lông" thu hồi thì tội cho "tiến sĩ", không thu hồi thì tội cho khoa học

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top