Lý do gì khiến Đức 'quay xe' ủng hộ không đánh thuế xe điện Trung Quốc?

Long Bình

Writer
Thị trường xe điện châu Âu đang chứng kiến cuộc đổ bộ ồ ạt của các hãng xe Trung Quốc. Theo Inovev, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, xe điện "made in China" đã chiếm lĩnh tới 17% thị phần tại đây, tăng mạnh so với con số 12% cùng kỳ năm ngoái. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các "ông lớn" xe hơi truyền thống của châu Âu ngay trên sân nhà.
1729242855345.png

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ giá rẻ, EU đang xem xét áp thuế lên xe điện Trung Quốc nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nội địa. Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là từ Đức - quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã lên tiếng phản đối việc áp thuế, cho rằng đây là hành động "tự hại mình". Ông tự tin khẳng định: "Những chiếc xe tốt nhất vẫn được thiết kế tại Đức".
Theo ông Lindner, việc đánh thuế sẽ khiến giá xe điện sản xuất tại Trung Quốc (bao gồm cả xe của các hãng Đức) tăng cao khi nhập khẩu trở lại châu Âu, làm giảm sức cạnh tranh của chính các công ty Đức.
Thực tế, mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô đã rất chặt chẽ. Nhiều "ông lớn" như Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất quy mô lớn tại Trung Quốc để tận dụng lợi thế về chi phí và đáp ứng nhu cầu khổng lồ tại thị trường tỷ dân.
Trong bối cảnh đó, việc áp thuế lên xe điện Trung Quốc không chỉ đơn thuần là biện pháp bảo hộ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây "tác dụng ngược", khiến chính các hãng xe châu Âu, đặc biệt là Đức, phải chịu thiệt hại.
Cuộc chiến xe điện giữa Trung Quốc và châu Âu được dự đoán sẽ ngày càng khốc liệt. Giữa lựa chọn bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì quan hệ hợp tác thương mại, EU sẽ phải cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả nhất.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top