Lý do thực sự khiến chúng ta lúc nào cũng thèm đồ chiên rán

Các món chiên luôn thu hút mọi người không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi cảm giác giòn tan khi thưởng thức. Chính vì vậy, việc thỉnh thoảng thèm ăn đồ chiên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đơn thuần là cảm giác thèm ăn thông thường mà còn có thể xuất phát từ một số vấn đề sức khỏe khác.

Nguyên nhân thèm đồ chiên​

Lý do thực sự khiến chúng ta lúc nào cũng thèm đồ chiên rán
Đồ chiên thường chứa hàm lượng lớn tinh bột, chất béo và muối. Do đó, việc thèm khoai tây chiên, gà rán hay khoai lang chiên có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cần bổ sung các chất dinh dưỡng này, theo chuyên trang Eat This, Not That! (Mỹ).
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thèm đồ chiên còn có thể là do cơ thể không nhận đủ a xít béo omega-3, một loại chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, các món chiên lại chứa nhiều chất béo không lành mạnh, dễ gây viêm nhiễm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều. Thay vì ăn đồ chiên, chúng ta nên bổ sung chất béo lành mạnh từ các loại hạt và cá béo như cá hồi, cá ngừ.
Một nguyên nhân bất ngờ khác khiến chúng ta thèm đồ chiên là do thừa kẽm. Nghiên cứu của Đại học Texas Christian (Mỹ) cho thấy những người có hàm lượng kẽm cao hơn mức trung bình thường có xu hướng thèm đồ chiên nhiều hơn. Mặc dù kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể, nhưng chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ. Hấp thụ quá nhiều kẽm có thể ức chế sự hấp thụ đồng và gây khó tiêu. Lượng kẽm tối đa nên nạp vào cơ thể mỗi ngày không nên vượt quá 40 mg.
Thiếu ngủ và căng thẳng về cảm xúc cũng có thể khiến chúng ta thèm ăn vặt, đặc biệt là đồ chiên. Các món chiên thơm ngon kích thích trung tâm khen thưởng của não, mang lại cảm giác dễ chịu khi ăn.
Thỉnh thoảng thèm ăn đồ chiên không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên để thói quen này trở thành lựa chọn ăn uống chính. Nếu đồ chiên chiếm tỷ trọng lớn trong bữa ăn, chúng ta cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Bởi lẽ, quá trình chiên không chỉ phá hủy một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn thúc đẩy sự hình thành acrylamide.Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), acrylamide là hợp chất hình thành từ phản ứng hóa học giữa đường và a xít amin asparagine. Về lâu dài, nạp quá nhiều chất này vào cơ thể có thể dẫn đến ung thư, theo Eat This, Not That!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top