Mã Hóa Đằng - ông chủ đế chế Internet Tencent và triết lý kinh doanh khác biệt

Cậu bé Mã Hóa Đằng khi mới 14 tuổi đã viết trong cuốn nhật ký dịp sinh nhật rằng "Nếu không có chiếc kính thiên văn, cha mẹ đã giết chết giấc mơ của một nhà thiên văn học tương lai". Và 14 năm sau đó, cậu bé thiếu niên ngày nào đã cùng với những người bạn đồng niên của mình sáng lập gã khổng lồ Internet Tencent, được xem là khai phá "thiên hà" Internet rộng lớn bao la lúc đó mới ở thuở sơ khai.
Tencent trước đây chủ yếu được người ta nhớ đến chỉ như một công ty chuyên sao chép sản phẩm, nhưng sau đó đã "vươn vai" trở thành một người khổng lồ trong thế giới Internet thông qua các khoản đầu tư lớn, thậm chí cả thâu tóm đối thủ. Con đường vươn lên vị trí "ai cũng phải ngước nhìn" của Tencent gắn liền với sự nghiệp của Mã Hóa Đằng và những triết lý kinh doanh khác biệt mà không phải ai cũng biết.

Tuổi nhỏ, nhưng tầm suy nghĩ khiến người ta phải nể phục

Mã Hóa Đằng sinh năm 1971 tại Quảng Đông, Trung Quốc, có một tuổi thơ rất vất vả với nhiều lần chuyển nhà do bố ông thường phải đi khắp nơi để mưu sinh nuôi sống gia đình. Cuối cùng, gia đình ông an cư tại Thâm Quyến.
Mã Hóa Đằng - ông chủ đế chế Internet Tencent và triết lý kinh doanh khác biệt
Thuở niên thiếu, người cha của Mã Hóa Đăng từng chiều lòng con bằng cách dành dụm 4 tháng lương của mình để mua tặng ông một chiếc kính thiên văn, nhờ đó Mã Hóa Đằng đã phát hiện ra sao chổi Halley vào năm 1986, vào đúng chu kỳ xuất hiện của nó. Sự xuất hiện của sao chổi theo quan niệm của các học giả Trung Quốc cổ xưa là mang đến nhiều điều dị biệt, thường là thời kỳ "tái trật tự mới."
Mã Hóa Đằng vốn là người có tư tưởng lớn ngay từ khi con rất trẻ, ông đã tính đến chuyện khởi nghiệp khi chưa tốt nghiệp đại học. Ban đầu, Mã có kế hoạch mở một cửa hàng lắp ráp máy tính, tuy nhiên, nhờ đầu óc nhanh nhạy, ông nhận thấy rằng thị trường đang bão hòa vì có quá nhiều người đã tham gia. Vào giai đoạn đó, dù với kiến thức chuyên môn vững vàng hay bầu nhiệt huyết sục sôi cũng không thể mang lại sự cạnh tranh trên thị trường đó.
Thanh niên trẻ Mã Hóa Đằng cuối cùng đã lên cho mình được một kế hoạch dài hạn, sau khi đã nâng lên đặt xuống, cân nhắc nhiều yếu tố. Đặc biệt, Mã cũng hiểu rằng con đường đi đến thành công không phải là một con đường tắt mà nhất định phải trải qua những khó khăn. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã đầu quân vào tập đoàn Run Xun Communication Development Co., Ltd. Đây cũng là một công ty trẻ hoạt động trong lĩnh vực điện tín.
Mã Hóa Đằng đã xác định việc làm thuê chỉ để tích lũy kinh nghiệm, từ đó có một cái nhìn chuyên nghiệp và thực tế hơn, mở rộng tầm nhìn nếu muốn khởi nghiệp. Thời gian làm việc ở đây cũng khiến ông nhận ra tình yêu lớn của mình đối với Internet.
Cột mốc lớn đến với Mã Hóa Đằng đến vào năm 1996 khi ông dành 100.000 tệ tích lũy được để đầu tư cổ phiếu, tạo nền móng cho việc kinh doanh độc lập. 2 năm sau đó, Mã nhận ra thị trường điện thoại di động đang thay đổi, Run Xun rơi vào khó khăn. Tuy nhiên, những đề xuất của ông để giúp đỡ công ty đều bị từ chối, ông đành rời đi.
Với một con người đã kinh qua cả thành công lẫn sóng gió trong một tập đoàn lớn, Mã Hóa Đằng chắc chắn rằng Internet sẽ tạo thành một xu hướng lớn tại Trung Quốc. Vì vậy kế hoạch Startup của ông gần như là điều đã định, lúc đó ông chỉ mới 27 tuổi.

Hành trình xây dựng đế chế Tencent

Mã Hóa Đằng - ông chủ đế chế Internet Tencent và triết lý kinh doanh khác biệt
Vào thời điểm mà chỉ 1% dân số Trung Quốc được tiếp cận với công nghệ máy tính và Internet thì Mã Hóa Đằng đã có những am hiểu và tầm nhìn xa về xu thế của tương lai. Mã thấy thị trường đang rất cần một dịch vụ nhắn tin qua Internet, vì thế ông cùng với 3 người bạn của mình thành lập công ty vào năm 1998, nhờ số vốn 120.000 USD từ đầu tư chứng khoán. Tencent ra đời như thế.
Tencent chính là công ty đã tạo ra dịch vụ nhắn tin giống với AOL Instant Messenger có tên là OICQ, sau đổi tên thành QQ. Dịch vụ này kết nối trên cả máy tính lẫn điện thoại di động. Khoảng 1 năm đầu tiên, QQ cho phép tải xuống miễn phí đối với người dùng, họ chỉ thu tiền thông qua quảng cáo và phí người dùng cao cấp. Bất ngờ là sau đó, QQ đã thu hút hàng triệu khách hàng sử dụng nhưng cũng lộ ra lỗ hổng lớn khi hệ thống máy chủ công ty chưa đủ ứng dụng hỗ trợ một lượng lớn khách hàng như vậy.
Mã Hóa Đằng từng có ý định bán lại QQ những việc không đạt được thỏa thuận nào hiệu quả, có lẽ cũng là một may mắn khi đến năm 2001, công ty nhận được hàng triệu đô la tiền đầu tư từ các quỹ của Mỹ. Năm 2004, ứng dụng này dẫn dầu top những dịch vụ nhắn tin được dùng nhiều nhất tại đất nước tỷ dân, có khoảng 335 triệu người dùng, chiếm 74% thị trường.
Tiếp nối sự thành công của QQ là Wechat. Nó được phát triển dưới dạng ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. Thậm chí Wechat còn phổ biến ở Trung Quốc hơn cả Facebook. Ngoài nhắn tin, gọi điện, Wechat còn giúp chơi game, gọi xe, hẹn hò online, gửi tiền, mua hàng, thanh toán hóa đơn.
Trên đà thành công, Tencent tiếp tục lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác như game, sở hữu cổ phần ở những công ty lớn nhất trên toàn cầu như 5% cổ phần Tesla, 10% cổ phần của Snap và 10% cổ phần của Spotify. Năm 2017, Tencent được định giá hơn 500 tỉ USD và là công ty châu Á đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ làm được điều này.

Sự thật thú vị đằng sau cái tên Tencent

Mã Hóa Đằng - ông chủ đế chế Internet Tencent và triết lý kinh doanh khác biệt
Để bắt đầu quá trình khởi nghiệp của mình, điều đầu tiên Mã nghĩ đến là cần phải đặt một cái tên công ty. 4 cái tên được đưa ra sau khi ông tham khảo người cha gồm Wangxun, Jiexun, Feixun và Tengxun (Tencent). Theo Mã Hóa Đằng lúc đó thì ông thích tên gọi Wangxun nhất vì nó có liên quan mật thiết với Internet. Còn Tengxun (Tencent) được coi là có vẻ kém lý tưởng nhất, vì theo Mã Hóa Đằng, nó không nổi bật và thiếu tính sáng tạo. Nhưng thật bất ngờ, khi đăng ký tên công ty, cả 3 cái tên còn lại đều ko được sử dụng mà lựa chọn cuối cùng là Tencent.
Công ty Hệ thống Máy tính Tencent được thành lập ở Thâm Quyến. Ông Ma Chenshu - cha của Mã Hóa Đằng từng chia sẻ rằng ông đã luôn mong muốn chữ "Teng" trong tên công ty vì ngoài việc là tên của con trái thì nó còn có ý nghĩa là “Ngựa phi nước đại”. Còn chữ "Xun" là lời tri ân của Mã Hóa Đằng dành cho công ty đầu tiên mà Mã đã làm việc.
Mặc dù ban đầu Tencent là cái tên không ai thích nhưng càng ngày công ty càng phát triển mạnh mẽ khiến cho cả 2 cha con Mã Hóa Đằng đều phải công nhận nó như một "định mệnh". Nó còn là một sự may mắn, vừa là ý trời, là chiến mã trên mọi mặt trận.

>>>Trương Nhất Minh: tỷ phú 8x của Trung Quốc, gây dựng đế chế đe dọa cả Facebook và YouTube
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top