Meta đang lên kế hoạch xây dựng “các tính năng có thể trả phí” cho Facebook, Instagram và WhatsApp, theo thông tin nội bộ của công ty.
Đây được xem là bước đi chính thức đầu tiên trong lộ trình thiết lập tính năng trả phí cho các ứng dụng mạng xã hội của gã khổng lồ công nghệ, cả ba ứng dụng kể trên của Meta đều sở hữu hàng tỷ người dùng. Động thái này diễn ra ngay sau khi doanh thu qua quảng cáo của Meta gặp tổn thất nặng nề do chính sách “minh bạch” mới của Apple trên iOS và sự cắt giảm mạnh trong chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số. Bộ phận chịu trách nhiệm phát triển dự án trên được gọi là New Monetization Experiences dẫn đầu bởi Pratiti Raychoudhury - từng đảm nhận vị trí trưởng bộ phận nghiên cứu của Meta.
Trong lần phỏng vấn mới đây, John Hegeman, phó chủ tịch phụ trách mảng kiếm tiền của Meta kiêm giám sát nhóm mới, cho biết công ty vẫn trung thành với chiến lược kiếm tiền qua quảng cáo và chưa có kế hoạch cho phép tắt quảng cáo bằng trả phí. “Chúng tôi coi đây là cơ hội để xây dựng thêm nhiều loại sản phẩm, tính năng và trải nghiệm mới mà người dùng sẵn sàng trả tiền”, ông cho biết và từ chối bình luận thêm về các tính năng trả phí.
Cho đến nay, doanh thu của Meta gần như phụ thuộc vào quảng cáo, dù hãng đã ra mắt một vài tính năng trả phí trước đó nhưng vẫn chưa ép buộc người dùng lựa chọn. Meta cho biết những tính năng này một mặt đóng vai trò thử nghiệm, tạo ra trải nghiệm mới cho công ty và khách hàng, mặt khác tăng tính đa dạng của bộ ba nền tảng mạng xã hội. Về lâu dài, các kênh trả phí sẽ nhanh chóng trở thành công cụ chủ lực đóng góp lớn vào doanh thu của hãng. “Trong 5 năm tiếp theo, tôi thực sự nghĩ nó có thể trở thành mũi tên chủ lực và tạo ra sự khác biệt”, Hegeman nói.
Hiện tại, quản trị viên của các hội nhóm Facebook có thể thiết lập tùy chọn tính phí cho những nội dung độc quyền, hay “ngôi sao” ảo có thể được mua để “donate” (gửi tặng) cho nhà sáng tạo yêu thích. WhatsApp tính phí một số doanh nghiệp cụ thể muốn mua khả năng nhắn tin cho khách hàng của họ, trong khi đó Instagram cũng thông báo các nhà sáng tạo có thể bắt đầu tính phí đăng ký quyền truy cập vào nội dung độc quyền. Vào tháng 6, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết công ty sẽ không thu phí hoa hồng của các giao dịch trên cho đến năm 2024.
Meta không phải gã khổng lồ duy nhất triển khai kế hoạch “hút máu người dùng” như thế này, nhiều công ty mạng xã hội khác cũng bắt đầu chuyển sang tính phí khách hàng của mình trong vài năm qua. TikTok bắt đầu thử nghiệm đăng ký trả phí cho nhà sáng tạo vào đầu năm nay, Twitter đã trả tiền cho Super Follows và Discord để kiếm tiền hoàn toàn từ đăng ký Nitro. Telegram và Snapchat đều bổ sung các tầng trả phí để mở khóa các tính năng bổ sung.
>>>Chatbot của Meta vẫn không phải là một chatbot thực sự
Nguồn: The Verge
Đây được xem là bước đi chính thức đầu tiên trong lộ trình thiết lập tính năng trả phí cho các ứng dụng mạng xã hội của gã khổng lồ công nghệ, cả ba ứng dụng kể trên của Meta đều sở hữu hàng tỷ người dùng. Động thái này diễn ra ngay sau khi doanh thu qua quảng cáo của Meta gặp tổn thất nặng nề do chính sách “minh bạch” mới của Apple trên iOS và sự cắt giảm mạnh trong chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số. Bộ phận chịu trách nhiệm phát triển dự án trên được gọi là New Monetization Experiences dẫn đầu bởi Pratiti Raychoudhury - từng đảm nhận vị trí trưởng bộ phận nghiên cứu của Meta.
Trong lần phỏng vấn mới đây, John Hegeman, phó chủ tịch phụ trách mảng kiếm tiền của Meta kiêm giám sát nhóm mới, cho biết công ty vẫn trung thành với chiến lược kiếm tiền qua quảng cáo và chưa có kế hoạch cho phép tắt quảng cáo bằng trả phí. “Chúng tôi coi đây là cơ hội để xây dựng thêm nhiều loại sản phẩm, tính năng và trải nghiệm mới mà người dùng sẵn sàng trả tiền”, ông cho biết và từ chối bình luận thêm về các tính năng trả phí.
Hiện tại, quản trị viên của các hội nhóm Facebook có thể thiết lập tùy chọn tính phí cho những nội dung độc quyền, hay “ngôi sao” ảo có thể được mua để “donate” (gửi tặng) cho nhà sáng tạo yêu thích. WhatsApp tính phí một số doanh nghiệp cụ thể muốn mua khả năng nhắn tin cho khách hàng của họ, trong khi đó Instagram cũng thông báo các nhà sáng tạo có thể bắt đầu tính phí đăng ký quyền truy cập vào nội dung độc quyền. Vào tháng 6, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg cho biết công ty sẽ không thu phí hoa hồng của các giao dịch trên cho đến năm 2024.
Meta không phải gã khổng lồ duy nhất triển khai kế hoạch “hút máu người dùng” như thế này, nhiều công ty mạng xã hội khác cũng bắt đầu chuyển sang tính phí khách hàng của mình trong vài năm qua. TikTok bắt đầu thử nghiệm đăng ký trả phí cho nhà sáng tạo vào đầu năm nay, Twitter đã trả tiền cho Super Follows và Discord để kiếm tiền hoàn toàn từ đăng ký Nitro. Telegram và Snapchat đều bổ sung các tầng trả phí để mở khóa các tính năng bổ sung.
>>>Chatbot của Meta vẫn không phải là một chatbot thực sự
Nguồn: The Verge