“Mổ nội soi” chiếc robot đang gây sốt của Ecovacs ở Việt Nam: 10 điểm về độ dễ sửa

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Ecovacs Deebot N30 Pro Omni là mẫu robot đang gây sự chú ý ở thị trường Việt Nam thời gian gần đây nhờ sở hữu không thiếu một chức năng cần có nào ở các robot lau dọn nhà hiện nay với mức giá dễ chịu, dưới 12 triệu đồng.

Cách đây hơn tuần, mình đã có chia sẻ trải nghiệm thực tế robot này. Tính đến thời điểm hiện tại, mình thấy Deebot N30 Pro Omni đang là mẫu robot lau dọn toàn diện nhất trong tầm giá 12 triệu đồng. Robot này đáp ứng tốt mọi nhu cầu cơ bản của việc lau dọn nhà hiện nay, nhất là khả năng giặt chổi và sấy khô chổi sạch sẽ. Nó còn biết tự xòe chổi khi robot đi lau dọc chân tường và chổi quét chính không hề bám tóc trong quá trình sử dụng. Trạm đa năng cũng có thiết kế gọn, tiện cho việc thay nước hoặc lắp đặt phía dưới gầm bàn hay tủ.

1730708505256.png

Sau khi trải nghiệm sử dụng thực tế, mình tò mò muốn “mổ” để xem bên trong nội thất robot này trông như thế nào. Trước đó, team mình đã từng mổ một số sản phẩm công nghệ như smartphone và máy tính bảng rồi nhưng đây là lần đầu chúng mình tháo lắp một chiếc robot lau dọn nhà.

Sau quá trình “mổ” Deebot N30 Pro Omni, mình thấy việc tháo robot này thực sự dễ dàng và an toàn, chứ không vất vả và mong manh như tháo smartphone. Các thành phần và linh kiện của robot được cố định bằng ốc vít, chỉ cần tháo ốc vít ra là mở được. Trong suốt quá trình tháo, mình thấy chỉ có chiếc nắp bảo vệ phía trên robot là cần mạnh tay hơn chút do nó có một số ngàm.

Các thành phần điều khiển như cụm điều hướng Lidar, các cảm biến (tránh vật cản, chống rơi cầu thang, cảm biến chông va…) liên kết với bo mạch chính của robot đều sử dụng đầu nối (connector) nên việc tháo lắp cũng đơn giản.

Có thể nói, toàn bộ quá trình "mổ" robot xoay quanh hai thao tác chính là tháo ốc vít và tháo các connector. Cách thiết kế này giúp cho việc sửa chữa và thay thế linh kiện về sau sẽ rất dễ dàng. Theo thang điểm của iFixit thì mình nghĩ robot này có thể đạt điểm 10 tối đa về độ dễ sữa.

Từ quá trình mổ Deebot N30 Pro Omni, mình nghĩ các bạn có thể mua pin để tự thay được nếu viên pin của robot bị chai sau nhiều năm sử dụng.

Dưới đây là toàn bộ hình ảnh quá trình mổ:

1730705067957.jpeg

Deebot N30 Pro Omni có thiết kế tròn và cụm điều hướng Lidar lồi quen thuộc.


1730705085225.jpeg

Phía dưới gồm hai chổi lau xoay, 3 bánh xe, chổi quét ven và chổi quét chính.


1730705218840.jpeg

Mở máy chỉ đơn giản là tháo các ốc vít ra thôi.


1730705376866.jpeg

1730705422960.jpeg

Thành phần đầu tiên cần mở ra là viên pin


1730705456260.jpeg

Viên pin có dung lượng 5200 mAh. Đây là viên pin được Ecovacs dùng trên nhiều robot tầm trung và cận cao cấp.


1730705585080.jpeg

Sau khi tháo pin thì mình chuyển sang mở nắp bảo vệ ở mặt trên.


1730705623910.jpeg

Nắp này có một số ngàm để cố định chắc vào thân robot nên cần mở cần mạnh tay hơn chút.


1730705674001.jpeg

Bên trong nắp mặt sau có một số ngàm nhỏ.


1730705751581.jpeg

Toàn bộ bên trong robot lộ hết ra sau khi tháo nắp bảo vệ mặt trên.


1730705835461.jpeg

Cụm cảm biến điều hướng Lidar truyền thống với thiết kế ụ lên.


1730705904618.jpeg

Cụm điều hướng Lidar đây rồi.


1730705945982.jpeg

Các thành phần của cụm điều hướng Lidar.


1730706078736.jpeg

1730706188154.jpeg

1730706214044.jpeg

Còn đây là những hình ảnh cận cảnh tính năng mà mình không ngờ được Ecovacs đưa vào robot này: tự động xòe chổi khi lau sát chân tường.


1730706278432.jpeg

Bộ phận tròn tròn trong ảnh là động cơ hút. Robot này có lực hút 10.000 Pa, rất mạnh trong tầm giá.


1730706456524.png

Đây là động cơ để quay chổi quét


1730706567814.jpeg

Chổi quét chính này có thiết kế hình chữ V, tóc sẽ được vào giữa chổi và hút vào hộp chứa bụi, không bám lại như các chổi quét thông thường. Đây là loại chổi được Ecovacs sử dụng phổ biến các robot gần đây. Mình rất thích thiết kế của chổi này, không hề bám tóc sau cả tháng sử dụng.

1730711271062.png

Cảm biến Line-Laser để tránh vật cản của Deebot N30 Pro Omni.


1730706855729.jpeg

Cận cảnh bên trong cảm biến Cảm biến Line-Laser. Khác với các robot dòng T và X cao cấp dùng cảm biến hồng ngoại hoặc camera để tránh vật cản, chiếc Deebot N30 Pro Omni dùng cảm biến Line-Laser để đo khoảng cách giữa robot và các vật cản. Lúc trải nghiệm, mình thấy cảm biến này tránh vật cản không hiệu quả bằng hồng ngoại và camera trên các dòng đắt tiền hơn của Ecovacs.


1730707059729.jpeg

Cảm biến nhận diện thảm. Khi đến thảm, robot này có thể tùy chọn 1 trong 3 tình huống: tự động nhấc chổi lau (9mm), bỏ qua thảm hoặc không nhấc chổi lau.


1730708746385.png

Các cảm biến chống rơi cầu thang. Robot có tổng cộng 4 cảm biến chống rơi ở xung quanh thân robot.

1730711302131.png

Cảm biến cạnh

1730711359095.png

Loa của robot. Deebot N30 Pro Omni vừa được cập nhật khả năng thông báo bằng tiếng Việt.


1730707551535.jpeg

Các thành phần của robot được kết nối với bo mạch qua các connector.


1730707595981.jpeg

Việc tháo lắp các đầu nối connector dễ dàng và an toàn.


1730707533827.jpeg

Robot này có hai bo mạch gồm bo mạch phụ và bo mạch chính.


1730707772726.jpeg

1730707819053.jpeg

Bo mạch phụ. Bo mạch phụ được đặt thành phần quan trọng là module Wi-Fi của hãng nổi tiếng Realtek.


1730707969408.png

Bo mạch chính chứa nhiều linh kiện và chân cắm các connector. Bộ phận được phủ tấm shiled bảo vệ hình chữ nhật màu bạc trên bo mạch có lẽ là module chứa RAM và bộ nhớ.


1730707912171.png

Bộ vi xử lý trung tâm (MCU) thế hệ mới của hãng Giga Device sử dụng chip ARM Cortex-M4. Đây là con chip đảm nhận việc xử lý các chức năng của robot.


1730708432637.jpeg

Toàn bộ các thành phần của robot.​

>> Đánh giá Ecovacs Deebot N30 Pro Omni: không có đối thủ trong tầm giá 12 triệu đồng

 
  • 1730706527550.png
    1730706527550.png
    1 MB · Lượt xem: 15
  • 1730706756386.jpeg
    1730706756386.jpeg
    473.3 KB · Lượt xem: 17


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top