Giữa đại dịch, nhiều người vì quá thèm khát tương tác xã hội đã tìm đến những
mối quan hệ một chiều - những mối quan hệ mà họ không thể nào có được ngoài đời thực. Vậy
mối quan hệ một chiều là gì? Nó có
lợi hay hại? Khái niệm mối quan hệ một chiều
Khái niệm
“mối quan hệ một chiều” hoặc
"mối quan hệ một phía" (parasocial relationship) đang nhận được rất nhiều sự chú ý trên Twitter thời gian gần đây. Khi thông tin nam diễn viên hài Mỹ John Mulaney và nữ diễn viên Olivia Munn đang chào đón đứa con chung sắp sửa ra đời, người hâm mộ lập tức chỉ trích những người bình phẩm không hay ho về công bố đó là đang có một mối quan hệ “một chiều” với các ngôi sao. Rốt cuộc thì mối quan hệ một chiều là gì, và nó có lành mạnh hay không?
Nam diễn viên hài Mỹ John Mulaney Khái niệm này lần đầu được đưa ra vào năm 1956 bởi các nhà tâm lý học Donald Horton và Richard Whorl, sau khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa người xem và những cá nhân xuất hiện trên sóng truyền hình, như người dẫn chương trình tin tức hay các ngôi sao opera chẳng hạn. Elizabeth Perse, giáo sư danh dự chuyên ngành truyền thông tại Đại học Delaware (Mỹ), nói rằng một mối quan hệ một chiều là “ảo tưởng về mối quan hệ” với một nhân vật công chúng. Ngày nay, khái niệm này có thể thấy trên mạng xã hội trong vài tình huống tương đối nghiêm trọng. Rất nhiều người có
ảo tưởng thân thiết với người nổi tiếng, dù thực tế không quen. “
Phải nói bao nhiêu lần nữa các người mới ngừng dựng nên những mối quan hệ một chiều kỳ quặc với người nổi tiếng, nhà sáng tạo nội dung trực tuyến, những kẻ mà các người chẳng quen hề quen biết và có lẽ cũng chẳng bao giờ quen được?” - người dùng @thetmawiki viết như vậy trên Twitter. Nó giống như thể bạn lên mạng chỉ để hóng bất kỳ tin tức nào đó của một người xa lạ. Dần dần bị ám ảnh, ngày càng muốn biết nhiều hơn về người đó. Có cảm giác, mình và họ thực sự quen biết và thân thiết, ngày ngày tương tác với nhau.
Parasocial relationship có lợi hay hại?
Nhưng các chuyên gia cho biết những mối quan hệ một chiều thực ra có thể mang lại một số lợi ích. “
Những mối quan hệ một chiều có rất nhiều đặc điểm thực sự giúp chúng ta và tốt cho chúng ta trong thời điểm này bởi tình trạng giãn cách xã hội” - theo nhà trị liệu Audrey Hope. Perse bắt đầu nghiên cứu về những mối quan hệ một chiều vào thập niên 1980. Bà cho biết kể từ thời điểm đó, mạng xã hội đã giúp người hâm mộ có thêm nhiều điều kiện để tiếp cận người nổi tiếng, từ đó tạo nên một sự gần gũi về mặt nhận thức. “
Tôi nghĩ điều thay đổi ở đây là các phương tiện truyền thông đã thay đổi” - Perse nói. “
Tôi có thể thấy rõ ràng điều đó trên Instagram, những đoạn tin nhắn được soạn thảo kỹ lưỡng dẫn dụ mọi người tương tác và hình thành nên loại cảm giác về tình bạn này” Trước đây, quan hệ một chiều đã từng được nghiên cứu, nhưng tập trung vào những cảm xúc mà người hâm mộ hình thành nên đối với một nhân vật mà ngôi sao họ yêu thích thủ vai. Các chuyên gia nói rằng khái niệm “mối quan hệ một chiều” đang được sử dụng ngày nay đã “mờ nhạt hơn” - người ta dùng nó để chỉ việc người hâm mộ có cảm giác gắn kết với nhân cách ngoài đời thực của người nổi tiếng. “
Họ là những con người mà về mặt lý thuyết có thể có một mối quan hệ với bạn và thậm chí là đã từng tương tác với bạn trên mạng xã hội” - theo giải thích của giáo sư tâm lý học xã hội Wendi Gardner đến từ Đại học Northwestern ở Illinois. “
Nếu họ là một người bạn và họ không thực sự biết bạn là ai, tôi có thể kết luận rằng những điều đó đã thỏa mãn các tiêu chí của một mối quan hệ một chiều” Perse xem những mối quan hệ một chiều với người nổi tiếng trên mạng xã hội như một loại ảo tưởng. “
Bạn ảo tưởng về việc trò chuyện. Có thể bạn không nhất thiết là trò chuyện với người nổi tiếng, mà chỉ đang trò chuyện với người quản lý tài khoản mạng xã hội của họ thôi” Nữ diễn viên Olivia Munn Không phải cứ fan là sẽ thành một parasocial relationship
Việc tận hưởng mọi thứ mà người nghệ sỹ, tác giả, hay diễn viên bạn yêu thích tạo ra có thể là điều hết sức bình thường. Nhưng Gardner nhấn mạnh rằng là một người hâm mộ và có mối quan hệ một chiều là hai điều hoàn toàn khác nhau. “
Lượng thời gian bạn dành để nghĩ về một người không tạo ra một mối quan hệ một chiều” - Gardner nói. “
Mà đó là cách bạn cảm nhận” Yếu tố khác biệt quan trọng giữa hai loại cảm giác, theo bà, nằm ở sự gắn kết. “
Bạn có thể là một người hâm mộ cuồng nhiệt nhưng không hề có mối quan hệ một chiều với họ. Nếu bạn khâm phục ai đó, bạn sẽ đến xem một bộ phim chỉ vì có họ trong đó. Bạn không có cảm giác như bạn là bạn bè với người diễn viên đó” Giữa đại dịch, nhiều thói quen xã hội của chúng ta đã thay đổi. Một số người thèm khát những tương tác xã hội. “
Đôi lúc, người ta hình thành nên mối quan hệ một chiều bởi họ không đáp ứng được nhu cầu được gặp gỡ theo những cách khác” - Gardner nói. Perse nói thêm: “
Làm những điều như vậy là bình thường, chúng ta là những sinh vật sống theo xã hội mà”. Gardner nhấn mạnh rằng loài người thà có một mối quan hệ một chiều còn hơn là không có bất kỳ mối quan hệ xã hội nào khác. “
Chúng không tốt như một mối quan hệ có thực, nhưng chúng tốt hơn là không có mối quan hệ nào” Hopes đồng ý rằng những mối quan hệ một chiều mang lại những lợi ích thú vị - cho đến khi chúng trở thành sự thay thế cho những mối quan hệ thực sự. “
Khi chúng ta bắt đầu rình mò và bắt đầu lấy chúng ra để thay thế cho những mối quan hệ của chính mình, đó là khi những mối quan hệ một chiều trở nên bệnh hoạn… Bạn phải tự hỏi rằng ’mối quan hệ này đã làm gì với mình thế này? Tại sao mình lại bị ám ảnh với người nổi tiếng này vậy? Mình có đang lẩn trốn hay không? Mình có đang tự dẫn bản thân lạc lối khỏi những vấn đề của chính mình?’” Tham khảo: SCMP