ngocanh291005bn
Pearl
Ẩm thực mỗi vùng miền sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc văn hóa và con người của vùng miền đó. Thế nhưng trong số các tỉnh thành ở Việt Nam, chỉ có duy nhất hai món ăn có tên gắn liền với vùng đất mà nó sinh ra, đó chính là mì Quảng – Đặc sản của người dân Quảng Nam và bún bò Huế – Đại diện cho những người con xứ Huế.
Mì Quảng là thứ đồ ăn dễ làm gồm có sợi mì mềm mượt, trắng tinh được làm bằng thứ gạo quê thơm dẻo, đĩa rau sống xanh mướt sực nức hương thơm đồng nội, đậu phộng được rang vàng tới độ béo ngậy, thơm lừng. Và đương nhiên không thể thiếu chút chất đạm mặn mòi, đầy đủ dưỡng chất được chế biến tinh tế từ tôm, trứng, gà, vịt, cá hoặc ếch… tùy theo khẩu vị của từng người.
Trước khi nghĩ đến việc làm bột mì thành sợi, thì người dân nơi đây chỉ đem bột mì làm thành những chiếc bánh nhỏ để nướng. Nhưng dần dần dưới đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của những người phụ nữ Tân Cương, thay vì nhào bột mì thành bánh họ đã đem xắt mỏng nó ra thành những sợi mảnh và tạo nên một món ăn mới cho nhân loại, với tên gọi là “Mì”.
Mì Quảng len lỏi trong từng gánh hàng rong, vào từng bữa cơm gia đình. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị…Tuy vậy, mì quảng ở đất Quảng vẫn giữ được những nét rất đặc trưng: ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.
Phải khẳng định một điều rằng bất kỳ gia đình nào ở Quảng nam cũng đều biết làm mì Quảng. Thỉnh thoảng gặp buổi rãnh rỗi, và muốn thoát ra khỏi cái nhàm chán của những bữa cơm rau mắm bất tận của thôn quê, người ta lại tổ chức ăn mì. Ngâm gạo, xay bột, đốt lò để tráng mì, làm gà, tôm, cua hoặc cá, hái rau sống ăn ghém,…
Người ta không ăn mì Quảng một cách nhỏ nhẻ mà phải “lua ào ào” mới ngon. Với câu “hãy nói cho tôi biết anh ăn cái gì và ăn như thế nào, tôi sẽ nói anh là người ra sao” thì món mì Quảng cũng nói lên được bản chất của người Quảng Nam nhiều lắm. Không màu mè kiểu cách, hơi thô thiển nhưng chân thật, rất vững vàng trong nguyên tắc nhưng cũng biết uyển chuyển trong ứng xử, mặc dầu uyển chuyển một cách hơi cứng nhắc. Rõ ràng người làm sao thì mì làm vậy. Thế đấy, cái ngon một khi đã đồng hóa với lòng thương nhớ quê hương xứ sở, với kỷ niệm và nhất là với tuổi trẻ nữa thì dễ trở thành vô địch, không có món sơn hào hải vị nào sánh nổi.
Nguồn gốc của mì Quảng
Vào thế kỷ thứ 16 dưới triều các Chúa Nguyễn, đất Quảng Nam đã ổn định từ lâu và thành phố Hội An đã thành một hải cảng quốc tế buôn bán phồn thịnh. Trong một thành phố như thế thì dĩ nhiên việc ăn uống rất phát triển và cửa hàng ăn mọc lên rất nhiều. Người Tàu, với truyền thống nấu nướng phong phú nổi tiếng của họ, chắc chắn là nhiều ưu thế. Những món đặc sản nổi tiếng của Hội An mà chúng ta biết như hoành thánh hay cao lầu cũng vẫn là món ăn của người Tàu. Và dĩ nhiên không thể không kể đến món mì – cái món mì sợi trứ danh bắt nguồn từ hạt lúa mì của những người dân du mục ở xứ Tân Cương, Trung Quốc.Mì Quảng len lỏi trong từng gánh hàng rong, vào từng bữa cơm gia đình. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẽ bên những cánh đồng xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị…Tuy vậy, mì quảng ở đất Quảng vẫn giữ được những nét rất đặc trưng: ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.
Phải khẳng định một điều rằng bất kỳ gia đình nào ở Quảng nam cũng đều biết làm mì Quảng. Thỉnh thoảng gặp buổi rãnh rỗi, và muốn thoát ra khỏi cái nhàm chán của những bữa cơm rau mắm bất tận của thôn quê, người ta lại tổ chức ăn mì. Ngâm gạo, xay bột, đốt lò để tráng mì, làm gà, tôm, cua hoặc cá, hái rau sống ăn ghém,…