Một phần của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từng là đặc khu thuộc TP.Hồ Chí Minh

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xưa từng thuộc phủ Gia Định.

Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long, trong đó huyện Phước Long là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và 1 phần tỉnh Đồng Nai. Côn Đảo lúc này thuộc tỉnh Hà Tiên.

Năm 1819, đảo Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) thuộc đạo Cần Giờ, tỉnh Gia Định. Năm 1839, đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Vĩnh Long và đến năm 1861, đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên như lúc đầu.

Năm 1862, huyện Phước An đổi thành hạt Thanh Tra Bà Rịa. Năm 1869, đổi hạt Thanh Tra thành khu tham biện Bà Rịa.

Năm 1900, khu tham biện đổi thành tỉnh Bà Rịa. Năm 1929, thành lập tỉnh Vũng Tàu từ tổng Vũng Tàu, làng Sơn Long và quận Cần Giờ (tỉnh Gia Định). Năm 1934, hạ tỉnh Vũng Tàu xuống cấp thành phố.

Ngày 9/2/1946, quân Pháp chiếm Bà Rịa và Vũng Tàu. Năm 1947, tái lập tỉnh Vũng Tàu.

Năm 1975, thành Lập tỉnh Đồng Nai từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy và một phần đất tỉnh Bình Tuy.

1744081633018.png


Tháng 9/1976, lập huyện Côn Đảo thuộc TP.Hồ Chí Minh. Tháng 1/1977 chuyển huyện Côn Đảo sang thuộc tỉnh Hậu Giang.

Năm 1979, thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu tỉnh Đồng Nai, xã Long Sơn huyện Châu Thành, Đồng Nai và huyện Côn Đảo, tỉnh Hậu Giang.

Năm 1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.

Năm 2024, tình hình kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu có những chuyển biến đột phá hơn so với năm 2023, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều chuyển biến theo xu hướng tăng cao dần. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) tăng 11,7%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. GRDP (trừ dầu thô và khí đốt) bình quân đầu người đạt hơn 9.000 USD/người/năm. Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP bình quân đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.

Hoạt động thu hút đầu tư tiếp tục là điểm sáng của địa phương với 57 dự án, điều chỉnh tăng vốn cho 30 dự án mới trong và ngoài nước, với tổng vốn hơn 2 tỷ USD vốn nước ngoài và hơn 42.013 tỷ đồng vốn trong nước, đạt 136% kế hoạch năm 2024 và gấp 2,1 lần năm 2023.

Năm 1698 được coi như một cột mốc trong lịch sử hình thành và phát triển của TP.Hồ Chí Minh khi chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủ Gia Định, chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới.

Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Săm 1802, vua Gia Long cho lập kinh đô ở Huế, đổi Gia Định Kinh lại thành Gia Định Trấn. Đây là một đơn vị hành chính quản trị cả năm trấn Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.

Thời kỳ Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, về cơ bản vẫn giữ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn.

1744081656789.png


Sau khi chiếm được thêm 3 tỉnh Tây Nam Kỳ, năm 1876, Chuẩn đô đốc Victor Auguste Duperré, Tổng chỉ huy quân Pháp tại Nam Kỳ, ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn. Sài Gòn là một trong 4 khu vực hành chính lớn.

Ngày 8/1 năm 1877, Tổng thống Pháp Mac Mahon ra "Sắc lệnh về tổ chức cấp thành phố của Thành phố Sài Gòn".

Năm 1896, thành phố đổi tên từ “Gia Định Tỉnh” thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ.

Năm 1899, Toàn quyền Joseph Athanase Paul Doume ra nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" và chia Nam Kỳ thành 3 miền, với 20 tỉnh và 3 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn, thành phố tự trị Cap Saint Jacques.

Đến năm 1910, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã được mở rộng thêm diện tích, sáp nhập các xã thôn ở giữa thuộc 2 tỉnh Gia Định và Chợ Lớn. Năm 1945, nơi đây được gọi là thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn.

Năm 1955, Khu Sài Gòn-Chợ Lớn được đổi tên thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Tháng 7/1976, Sài Gòn được Quốc hội đổi tên thành TP.Hồ Chí Minh và một thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh bắt đầu.

TP.Hồ Chí Minh hôm nay được coi là đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo báo cáo tình hình kinh tế của UBND TP.Hồ Chí Minh, trong năm 2024,kinh tế thành phố tiếp tục đà phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP cả năm 2024 ước tăng 7,17% so với năm 2023.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều tín hiệu tích cực khi đơn hàng từng bước phục hồi. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 7,3% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 của TP.HCM tăng trưởng ổn định, ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 11%. Trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng 11%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9%, dịch vụ lữ hành tăng 55% và các dịch vụ khác tăng 8%. Thu từ du lịch năm 2024 ước đạt 190.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12/1899, từ Sở tham biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa.

Tháng 10/1956, tỉnh Thủ Dầu Một bị giải thể để thành lập các tỉnh Bình Dương, Bình Long và một phần tỉnh Phước Long.

1744081681175.png


Năm 1959, cắt một phần đất, cùng với phần đất của 2 tỉnh Biên Hòa và tỉnh Phước Long lập ra tỉnh Phước Thành. Tỉnh này tồn tại đến năm 1965 thì giải thể.

Đến ngày 18/5/1968 dời về xã Tân Hòa. Quận Phú Hòa hiện nay nhập với quận Củ Chi thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi giải phóng tỉnh đổi tên thành Bình Thủ rồi đổi lại Thủ Dầu Một. Năm 1976, chính quyền mới hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và tỉnh Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé.

Nghị quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội, chia tỉnh Sông Bé thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước như hiện nay.

Trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, ba tỉnh TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là những địa phương có tốc độ tăng trưởng khá tốt.

Đặc biệt là quy mô kinh tế của các địa phương này đều nằm trong top 10 cả nước với khoảng cách chênh lệch khá xa so với nhiều tỉnh, thành.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô kinh tế (GRDP) năm 2024 theo giá trị hiện hành của ba tỉnh, thành trên là 2,71 triệu tỉ đồng, chiếm gần 24% trong tổng quy mô kinh tế hiện nay là 11,5 triệu tỉ đồng (476,3 tỉ USD).

Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả nước với 1,78 triệu tỉ đồng; Bình Dương xếp thứ ba chỉ sau Hà Nội với 520.205 tỉ đồng, và Bà Rịa - Vũng Tàu có quy mô 417.306 tỉ đồng. Ba địa phương trên là những nơi hội tụ nhiều hoạt động kinh tế sôi động, những dự án đầu tư và sản xuất quy mô lớn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top