MQ-25 Stingray: Từ máy bay tiếp nhiên liệu thành sát thủ chống hạm tầm xa?

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Hải quân Mỹ đang cân nhắc biến chiếc máy bay không người lái MQ-25 Stingray vốn được thiết kế để tiếp nhiên liệu trở thành một chiến binh thực thụ trên boong tàu sân bay. Tại một hội nghị quân sự gần đây, mô hình MQ-25 bất ngờ được trưng bày với hai quả tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, khiến giới quan sát đặt câu hỏi: Liệu “cá đuối không có ngòi” sắp mọc ngòi?
1744873624820.png


Từ tàu chở dầu bay đến vũ khí chiến lược​


Ban đầu, MQ-25 được tạo ra để đảm nhận vai trò tiếp nhiên liệu thay cho các tiêm kích F/A-18E Super Hornet những chiếc máy bay vốn đã phải kiêm nhiệm tiếp dầu trong hàng chục năm qua. Việc này không chỉ khiến Super Hornet bị phân tán nhiệm vụ mà còn đẩy chi phí vận hành và bảo dưỡng lên cao. MQ-25 giải quyết bài toán đó: với khả năng mang theo 16.000 pound nhiên liệu, nó có thể mở rộng tầm hoạt động cho các chiến đấu cơ thêm hàng trăm dặm mà không cần phi công điều khiển.


Tuy nhiên, điều thú vị là Boeing nhà sản xuất MQ-25 vừa hé lộ một biến thể vũ trang của máy bay này. Mô hình mới cho thấy Stingray mang theo hai quả tên lửa LRASM, loại tên lửa hành trình chống hạm được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo, có thể đánh trúng mục tiêu cách xa tới 800 dặm (gần 1.300 km). Điều đó đồng nghĩa, nếu được triển khai thực tế, MQ-25 không chỉ tiếp nhiên liệu mà còn có thể tự mình tham chiến.


Tiềm năng thay đổi chiến lược trên biển​

1744873780298.png


LRASM (AGM-158C) là phiên bản chống hạm nâng cấp từ tên lửa tấn công mặt đất JASSM, có khả năng tránh radar, bay theo hành trình thông minh và lựa chọn vị trí tấn công tối ưu trên tàu địch. Với đầu đạn nửa tấn, LRASM có thể xuyên thủng thân tàu và gây sát thương nghiêm trọng. Đáng chú ý, nó có thể phân biệt mục tiêu chính và tàu hộ tống để tấn công chính xác hơn.


Nếu MQ-25 được trang bị LRASM, nó có thể tham gia các nhiệm vụ tấn công tầm xa, trinh sát, hoặc thậm chí là tiêu diệt các mối đe dọa bay thấp như máy bay không người lái cảm tử điều mà F/A-18 hay F-35C không luôn sẵn sàng làm do chi phí và độ rủi ro cao.


Hiện Hải quân Mỹ chỉ đặt mua 72 chiếc MQ-25, với giá mỗi chiếc lên đến 136 triệu USD cao hơn cả F-35C. Tuy nhiên, nếu MQ-25 chứng minh được khả năng chiến đấu, vai trò của nó có thể mở rộng đáng kể. Dự kiến trong tương lai, máy bay không người lái sẽ chiếm đến 60% biên chế không quân trên tàu sân bay Mỹ vào năm 2040.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top