From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Các hãng xe điện Trung Quốc đang dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, vốn được chính phủ rất ủng hộ. Dữ liệu từ CNBC thu thập cho thấy, các hãng xe truyền thống nước ngoài không thể theo kịp tốc độ này, đang dần bị đánh bật khỏi thị trường Trung Quốc.
Volkswagen chuẩn bị ghi nhận 1 năm doanh số thấp nhất kể từ 2012 và họ không hề đơn độc. Nissan cũng chuẩn bị ghi nhận mức doanh số thấp nhất kể từ 2009, Hyundai của Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với doanh số chạm đáy trong nhiều năm. Xu hướng chuyển dịch từ xe xăng sang xe điện đang thay đổi thị trường.
Toyota sẽ phải hứng chịu tổng doanh số bán hàng tại Trung Quốc tồi tệ nhất kể từ năm 2020. Dự báo hiện tại khoảng 1,8 triệu chiếc được bán ra. Trái ngược với đà lao dốc của các hãng này, hãng xe nội BYD cho biết đang nâng doanh số từ hơn 1 triệu chiếc năm 2022 lên 2.5 triệu trong năm nay.
Doanh số Volkswagen, Toyota, Nissan, Daimler, Hyundai đều đang có xu hướng giảm mạnh
Khi ô tô chạy thuần điện và động cơ hybrid chiếm lĩnh thị trường, các hãng Tesla và BYD đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Trong khi đó, những hãng mắc kẹt với xe động cơ đốt trong lại mất rất nhiều thời gian để làm quen với loại sản phẩm mới. Đối với xe điện, phần mềm và công nghệ pin mới là thứ quyết định.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới, xe sử dụng năng lượng mới hiện đang chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng xe du lịch được tiêu thụ trong năm vừa qua. Alvin Liu, nhà phân tích tại văn phòng Canalys ở Thượng Hải, cho biết ngành ô tô Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng.
Mặc dù Volkswagen vẫn là thương hiệu lớn nhất với 3 triệu xe bán ra mỗi năm, nhưng ông lớn nước Đức tỏ ra chậm chạp trong việc nắm bắt xu thế. Vào tháng 7, họ đã rót 700 triệu USD đầu tư vào start-up Xpeng của Trung Quốc, nhằm phát triển 2 mẫu xe phục vụ riêng cho thị trường nước này.
Xe sang giá hơn 3 tỷ đồng của BYD
Liu cho biết với doanh số đang hướng tới khoảng 3 triệu chiếc, BYD sẽ chiếm 1 phần đáng kể trong miếng bánh xe năng lượng mới ở Trung Quốc vốn có tổng sản lượng 8.5 triệu chiếc. Những hãng xe bị tụt lại như Volkswagen và Toyota có thể phải lựa chọn hình thức OEM để tăng tốc cạnh tranh hòng bắt kịp.
Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, các hãng nội địa chiếm ưu thế hơn khi nhắc tới xe điện. Ví dụ 1 khảo sát thực hiện trên 1.500 khách hàng hồi tháng 8 và 9 cho thấy, BYD là thương hiệu xe điện được cân nhắc nhiều nhất nếu chọn mua. Theo sau là Tesla và Nio. Thương hiệu nước ngoài (ngoại trừ Tesla) trong mắt người tiêu dùng thường được gắn với xe xăng nhiều hơn.
Cũng từ cuộc khảo sát, các hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan sụt giảm nhiều nhất. “Sự quan tâm của giới trẻ ngày càng giảm đối với những thương hiệu cao cấp đến từ Đức còn thương hiệu cao cấp nhưng không phải xe Đức cũng giảm dần” - báo cáo cho biết. Thậm chí ngay cả 1 hãng “sinh sau đẻ muộn” như Tesla cũng hấp dẫn hơn khi chọn mua xe điện.
Xe điện đang trở thành xu thế chung khó tránh khỏi, nếu cứ mãi lưu luyến xe xăng chậm chạp chuyển đổi, bất kì hãng xe nào cũng có thể chứng kiến doanh số lao dốc như những trường hợp ở trên.
>>> Xe điện Xiaomi sắp ra mắt, giá rẻ hơn VF8.
Volkswagen chuẩn bị ghi nhận 1 năm doanh số thấp nhất kể từ 2012 và họ không hề đơn độc. Nissan cũng chuẩn bị ghi nhận mức doanh số thấp nhất kể từ 2009, Hyundai của Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với doanh số chạm đáy trong nhiều năm. Xu hướng chuyển dịch từ xe xăng sang xe điện đang thay đổi thị trường.
Toyota sẽ phải hứng chịu tổng doanh số bán hàng tại Trung Quốc tồi tệ nhất kể từ năm 2020. Dự báo hiện tại khoảng 1,8 triệu chiếc được bán ra. Trái ngược với đà lao dốc của các hãng này, hãng xe nội BYD cho biết đang nâng doanh số từ hơn 1 triệu chiếc năm 2022 lên 2.5 triệu trong năm nay.
Khi ô tô chạy thuần điện và động cơ hybrid chiếm lĩnh thị trường, các hãng Tesla và BYD đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Trong khi đó, những hãng mắc kẹt với xe động cơ đốt trong lại mất rất nhiều thời gian để làm quen với loại sản phẩm mới. Đối với xe điện, phần mềm và công nghệ pin mới là thứ quyết định.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới, xe sử dụng năng lượng mới hiện đang chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng xe du lịch được tiêu thụ trong năm vừa qua. Alvin Liu, nhà phân tích tại văn phòng Canalys ở Thượng Hải, cho biết ngành ô tô Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng.
Mặc dù Volkswagen vẫn là thương hiệu lớn nhất với 3 triệu xe bán ra mỗi năm, nhưng ông lớn nước Đức tỏ ra chậm chạp trong việc nắm bắt xu thế. Vào tháng 7, họ đã rót 700 triệu USD đầu tư vào start-up Xpeng của Trung Quốc, nhằm phát triển 2 mẫu xe phục vụ riêng cho thị trường nước này.
Liu cho biết với doanh số đang hướng tới khoảng 3 triệu chiếc, BYD sẽ chiếm 1 phần đáng kể trong miếng bánh xe năng lượng mới ở Trung Quốc vốn có tổng sản lượng 8.5 triệu chiếc. Những hãng xe bị tụt lại như Volkswagen và Toyota có thể phải lựa chọn hình thức OEM để tăng tốc cạnh tranh hòng bắt kịp.
Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, các hãng nội địa chiếm ưu thế hơn khi nhắc tới xe điện. Ví dụ 1 khảo sát thực hiện trên 1.500 khách hàng hồi tháng 8 và 9 cho thấy, BYD là thương hiệu xe điện được cân nhắc nhiều nhất nếu chọn mua. Theo sau là Tesla và Nio. Thương hiệu nước ngoài (ngoại trừ Tesla) trong mắt người tiêu dùng thường được gắn với xe xăng nhiều hơn.
Cũng từ cuộc khảo sát, các hãng xe Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan sụt giảm nhiều nhất. “Sự quan tâm của giới trẻ ngày càng giảm đối với những thương hiệu cao cấp đến từ Đức còn thương hiệu cao cấp nhưng không phải xe Đức cũng giảm dần” - báo cáo cho biết. Thậm chí ngay cả 1 hãng “sinh sau đẻ muộn” như Tesla cũng hấp dẫn hơn khi chọn mua xe điện.
Xe điện đang trở thành xu thế chung khó tránh khỏi, nếu cứ mãi lưu luyến xe xăng chậm chạp chuyển đổi, bất kì hãng xe nào cũng có thể chứng kiến doanh số lao dốc như những trường hợp ở trên.
>>> Xe điện Xiaomi sắp ra mắt, giá rẻ hơn VF8.