VNR Content
Pearl
Được xác định lần đầu vào năm 2019, Kepler-1658b là một trong những ngoại hành tinh gần nhất quay quanh ngôi sao đã tiến hóa, khi nằm cách Trái Đất chỉ khoảng 2.629 năm ánh sáng. Nó lớn bằng sao Mộc nhưng có nhiệt độ như thiêu đốt, vì vậy được coi là một "sao Mộc nóng".
Thiên thể này quay quanh ngôi sao già cỗi Kepler-1658 với tốc độ cực nhanh, hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ sau 3,85 ngày. Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letter hôm 19/12, các nhà thiên văn học nói rằng quỹ đạo của Kepler-1658b đang phân rã, khiến hành tinh di chuyển ngày càng gần ngôi sao của nó. Cuối cùng, chuyển động này sẽ dẫn đến va chạm và hủy diệt hành tinh.
"Trước đây, chúng tôi đã phát hiện ra bằng chứng về việc các ngoại hành tinh đang di chuyển về phía ngôi sao của chúng, nhưng chưa từng thấy hành tinh nào quay quanh một ngôi sao đã tiến hóa như vậy", tác giả chính của nghiên cứu Shreyas Vissapragada từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian cho biết. "Lý thuyết dự đoán rằng các ngôi sao tiến hóa tiêu hao rất nhiều năng lượng từ quỹ đạo hành tinh của chúng và bây giờ, chúng ta có thể kiểm tra lý thuyết đó bằng các quan sát".
Sau nhiều năm theo dõi Kepler-1658b bằng cả kính viễn vọng trong không gian và dưới mặt đất, nhóm nghiên cứu tính toán rằng quỹ đạo của hành tinh giảm với tốc độ 131 mili giây mỗi năm. Các kính viễn vọng đã theo dõi độ sáng của ngôi sao giảm xuống khi hành tinh đi qua phía trước nó. Khoảng thời gian giữa các lần giảm này, được gọi là quá cảnh, giảm dần khi quỹ đạo bị phân rã.
Nghiên cứu mới giúp các nhà nghiên cứu giải thích tại sao Kepler-1658b dường như còn nóng hơn và sáng hơn dự kiến. Tương tác thủy triều hay mối quan hệ hấp dẫn giữa hành tinh và ngôi sao của nó có thể đã giải phóng thêm năng lượng từ hành tinh.
"Tôi rất hào hứng được nghiên cứu thêm về khả năng này: liệu chúng ta có đang chứng kiến hơi thở cuối cùng của một hành tinh ******", Vissapragada chia sẻ.
Trong khi đó, ngôi sao mà Kepler-1658b quay quanh đang phồng lên và bước vào giai đoạn "khổng lồ đỏ" trước khi sụp đổ. Việc quan sát Kepler-1658b có thể giúp chúng ta thấy trước số phận của các hành tinh trong hệ Mặt Trời nếu một ngày nào đó chúng tiến đến quá gần ngôi sao.
"Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ phát triển thành một ngôi sao khổng lồ đỏ. Dường như chắc chắn sao Thủy và sao Kim sẽ bị nuốt chửng trong quá trình này, nhưng điều gì xảy ra với Trái Đất vẫn chưa rõ ràng", tác giả chính của nghiên cứu nói thêm. "Hệ thống Kepler-1658 có thể phục vụ như một phòng thí nghiệm thiên thể theo cách này trong nhiều năm tới, và nếu may mắn, chúng ta sẽ sớm có thêm nhiều phòng thí nghiệm như vậy".
Thiên thể này quay quanh ngôi sao già cỗi Kepler-1658 với tốc độ cực nhanh, hoàn thành một vòng quỹ đạo chỉ sau 3,85 ngày. Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letter hôm 19/12, các nhà thiên văn học nói rằng quỹ đạo của Kepler-1658b đang phân rã, khiến hành tinh di chuyển ngày càng gần ngôi sao của nó. Cuối cùng, chuyển động này sẽ dẫn đến va chạm và hủy diệt hành tinh.
"Trước đây, chúng tôi đã phát hiện ra bằng chứng về việc các ngoại hành tinh đang di chuyển về phía ngôi sao của chúng, nhưng chưa từng thấy hành tinh nào quay quanh một ngôi sao đã tiến hóa như vậy", tác giả chính của nghiên cứu Shreyas Vissapragada từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian cho biết. "Lý thuyết dự đoán rằng các ngôi sao tiến hóa tiêu hao rất nhiều năng lượng từ quỹ đạo hành tinh của chúng và bây giờ, chúng ta có thể kiểm tra lý thuyết đó bằng các quan sát".
Sau nhiều năm theo dõi Kepler-1658b bằng cả kính viễn vọng trong không gian và dưới mặt đất, nhóm nghiên cứu tính toán rằng quỹ đạo của hành tinh giảm với tốc độ 131 mili giây mỗi năm. Các kính viễn vọng đã theo dõi độ sáng của ngôi sao giảm xuống khi hành tinh đi qua phía trước nó. Khoảng thời gian giữa các lần giảm này, được gọi là quá cảnh, giảm dần khi quỹ đạo bị phân rã.
"Tôi rất hào hứng được nghiên cứu thêm về khả năng này: liệu chúng ta có đang chứng kiến hơi thở cuối cùng của một hành tinh ******", Vissapragada chia sẻ.
Trong khi đó, ngôi sao mà Kepler-1658b quay quanh đang phồng lên và bước vào giai đoạn "khổng lồ đỏ" trước khi sụp đổ. Việc quan sát Kepler-1658b có thể giúp chúng ta thấy trước số phận của các hành tinh trong hệ Mặt Trời nếu một ngày nào đó chúng tiến đến quá gần ngôi sao.
"Trong khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ phát triển thành một ngôi sao khổng lồ đỏ. Dường như chắc chắn sao Thủy và sao Kim sẽ bị nuốt chửng trong quá trình này, nhưng điều gì xảy ra với Trái Đất vẫn chưa rõ ràng", tác giả chính của nghiên cứu nói thêm. "Hệ thống Kepler-1658 có thể phục vụ như một phòng thí nghiệm thiên thể theo cách này trong nhiều năm tới, và nếu may mắn, chúng ta sẽ sớm có thêm nhiều phòng thí nghiệm như vậy".