thuha19051234
Pearl
Một nghiên cứu mới đã tiết lộ cách để bạn có thể tránh xa muỗi, một trong những mối đe dọa nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong từ các bệnh do muỗi hàng đầu thế giới.
Nhóm các nhà khoa học từ Unversity of Washington đã phát hiện ra rằng muỗi thường bị thu hút bởi những màu sắc cụ thể như đỏ, cam, đen và lục lam. Còn những màu như xanh lá cây, tím, xanh lam và trắng thường bị đàn muỗi bỏ qua. Những phát hiện thú bị này có thể giúp chúng ta tìm hiểu cách loài muỗi tìm thấy vật chủ của chúng, vì da người phát ra tín hiệu màu đỏ cam với cường độ mạnh đến mắt của loài muỗi.
Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư sinh học Jeffrey Riffell cho biết: "Muỗi có vẻ sử dụng mùi để giúp chúng phân biệt những gì ở gần, giống như vật chủ để cắn”. Khi muỗi ngửi và nhận ra một hợp chất cụ thể nào đó, chẳng hạn như CO2 từ hơi thở của chúng ta thì "mùi hương đó sẽ kích thích mắt của chúng quét các màu cụ thể và các hình thái thị giác khác, có liên quan đến vật chủ và tiến đến chúng."
Nghiên cứu mới cho thấy khứu giác của muỗi có ảnh hưởng đến cách muỗi phản ứng với các dấu hiệu thị giác, màu nào thu hút muỗi đói và màu nào không. Những nghiên cứu này sẽ giúp con người có thể tạo ra các loại chất xua đuổi muỗi, các loại bẫy và các phương pháp tốt hơn để ngăn chặn muỗi.
Giáo sư nói rằng một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà anh ấy luôn được hỏi là “phải làm gì để ngăn muỗi đốt”. Ông nói rằng "Tôi từng nói có ba dấu hiệu chính thu hút muỗi: hơi thở, mồ hôi của bạn, và nhiệt độ da của bạn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra dấu hiệu thứ tư: màu đỏ, không chỉ có trên quần áo của bạn mà còn được tìm thấy trên da của mọi người. Màu da của bạn không quan trọng, tất cả chúng ta đều tạo ra một sắc đỏ mạnh mẽ. Việc lọc ra những màu hấp dẫn trên da của chúng ta hoặc mặc quần áo tránh những màu đó có thể là một cách khác để ngăn ngừa muỗi đốt".
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hành vi của loài muỗi cái, được gọi là Aedes aegypti, với việc đưa ra các loại dấu hiệu hình ảnh và mùi hương khác nhau. Đối với trường hợp của loài muỗi thì chỉ có muỗi cái là uống máu, nhưng vết cắn của A. aegypti cũng có thể truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, chikungunya và Zika. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi từng con muỗi trong các buồng thử nghiệm được thu nhỏ được phun ra các mùi đặc trưng và có các dạng hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như chấm màu hay dạng bàn tay người.
Trong trường hợp không có tác nhân kích thích mùi, muỗi phần lớn bỏ qua chấm ở đáy buồng thử nghiệm, bất kể nó có màu sắc gì. Sau khi có một luồng khí CO2 vào trong buồng, muỗi tiếp tục bỏ qua các chấm có màu xanh lục, xanh lam hoặc tím, nhưng nếu chấm đó có màu đỏ, cam, đen, hoặc lục lam, muỗi sẽ bay về phía đó. Những nghiên cứu trước đây từ đã chỉ ra rằng hoạt động săn mồi của muỗi cái tăng lên và bắt đầu tìm kiếm xung quanh khi ngửi thấy mùi của CO2, một loại khí mà con người chúng ta không thể ngửi thấy. Các thí nghiệm chấm màu cho thấy sau khi ngửi CO2, mắt của những con muỗi này bị kích thích bởi các bước sóng nhất định trong quang phổ thị giác.
Mối liên hệ giữa mùi vị và thị giác của loài muỗi thật thú vị phải không? Nó giống như khi bạn đang đi trên vỉa hè và ngửi thấy mùi của một số món nướng, sau đó bạn sẽ tìm kiếm một bảng hiệu bán bánh nướng đúng không nào? Và muỗi cũng giống như bạn vậy đó.
Con người cũng có thể phát hiện màu sắc ở các bước sóng khác nhau, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết liệu muỗi có nhận biết được màu sắc như chúng ta hay không. Nhưng theo các thí nghiệm thì muỗi thích ánh sáng có bước sóng dài hơn khi ngửi thấy CO2. Tuy nhiên, không may là da người phát ra tín hiệu bước sóng dài trong phạm vi màu đỏ cam, bất kể sắc tố da của chúng ta là như thế nào, vì thế, đối với muỗi, con người là một món ăn ngon lành khi chúng bắt gặp.
Nhóm nghiên cứu lặp lại các thí nghiệm trong buồng với các thẻ sắc tố da người, thì nhận thấy muỗi lại bay về phía kích thích thị giác chỉ sau khi CO2 được phun vào buồng. Các đặc điểm về gen cũng xác định sở thích của những con muỗi cái đối với màu đỏ cam. Còn những con muỗi có bản sao đột biến của gen cần ngửi CO2 không còn biểu hiện ưa thích màu sắc trong buồng thử nghiệm. Riffell cho biết: “Những thí nghiệm này chỉ ra những bước đầu tiên mà muỗi sử dụng để tìm vật chủ. Và có thể thấy rằng một thiết bị có thể điều chỉnh màu sắc của ánh sáng cũng có thể giúp chúng ta tránh bị muỗi đốt."
Nhóm các nhà khoa học từ Unversity of Washington đã phát hiện ra rằng muỗi thường bị thu hút bởi những màu sắc cụ thể như đỏ, cam, đen và lục lam. Còn những màu như xanh lá cây, tím, xanh lam và trắng thường bị đàn muỗi bỏ qua. Những phát hiện thú bị này có thể giúp chúng ta tìm hiểu cách loài muỗi tìm thấy vật chủ của chúng, vì da người phát ra tín hiệu màu đỏ cam với cường độ mạnh đến mắt của loài muỗi.
Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư sinh học Jeffrey Riffell cho biết: "Muỗi có vẻ sử dụng mùi để giúp chúng phân biệt những gì ở gần, giống như vật chủ để cắn”. Khi muỗi ngửi và nhận ra một hợp chất cụ thể nào đó, chẳng hạn như CO2 từ hơi thở của chúng ta thì "mùi hương đó sẽ kích thích mắt của chúng quét các màu cụ thể và các hình thái thị giác khác, có liên quan đến vật chủ và tiến đến chúng."
Nghiên cứu mới cho thấy khứu giác của muỗi có ảnh hưởng đến cách muỗi phản ứng với các dấu hiệu thị giác, màu nào thu hút muỗi đói và màu nào không. Những nghiên cứu này sẽ giúp con người có thể tạo ra các loại chất xua đuổi muỗi, các loại bẫy và các phương pháp tốt hơn để ngăn chặn muỗi.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hành vi của loài muỗi cái, được gọi là Aedes aegypti, với việc đưa ra các loại dấu hiệu hình ảnh và mùi hương khác nhau. Đối với trường hợp của loài muỗi thì chỉ có muỗi cái là uống máu, nhưng vết cắn của A. aegypti cũng có thể truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, chikungunya và Zika. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi từng con muỗi trong các buồng thử nghiệm được thu nhỏ được phun ra các mùi đặc trưng và có các dạng hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như chấm màu hay dạng bàn tay người.
Trong trường hợp không có tác nhân kích thích mùi, muỗi phần lớn bỏ qua chấm ở đáy buồng thử nghiệm, bất kể nó có màu sắc gì. Sau khi có một luồng khí CO2 vào trong buồng, muỗi tiếp tục bỏ qua các chấm có màu xanh lục, xanh lam hoặc tím, nhưng nếu chấm đó có màu đỏ, cam, đen, hoặc lục lam, muỗi sẽ bay về phía đó. Những nghiên cứu trước đây từ đã chỉ ra rằng hoạt động săn mồi của muỗi cái tăng lên và bắt đầu tìm kiếm xung quanh khi ngửi thấy mùi của CO2, một loại khí mà con người chúng ta không thể ngửi thấy. Các thí nghiệm chấm màu cho thấy sau khi ngửi CO2, mắt của những con muỗi này bị kích thích bởi các bước sóng nhất định trong quang phổ thị giác.
Mối liên hệ giữa mùi vị và thị giác của loài muỗi thật thú vị phải không? Nó giống như khi bạn đang đi trên vỉa hè và ngửi thấy mùi của một số món nướng, sau đó bạn sẽ tìm kiếm một bảng hiệu bán bánh nướng đúng không nào? Và muỗi cũng giống như bạn vậy đó.
Con người cũng có thể phát hiện màu sắc ở các bước sóng khác nhau, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết liệu muỗi có nhận biết được màu sắc như chúng ta hay không. Nhưng theo các thí nghiệm thì muỗi thích ánh sáng có bước sóng dài hơn khi ngửi thấy CO2. Tuy nhiên, không may là da người phát ra tín hiệu bước sóng dài trong phạm vi màu đỏ cam, bất kể sắc tố da của chúng ta là như thế nào, vì thế, đối với muỗi, con người là một món ăn ngon lành khi chúng bắt gặp.
Nhóm nghiên cứu lặp lại các thí nghiệm trong buồng với các thẻ sắc tố da người, thì nhận thấy muỗi lại bay về phía kích thích thị giác chỉ sau khi CO2 được phun vào buồng. Các đặc điểm về gen cũng xác định sở thích của những con muỗi cái đối với màu đỏ cam. Còn những con muỗi có bản sao đột biến của gen cần ngửi CO2 không còn biểu hiện ưa thích màu sắc trong buồng thử nghiệm. Riffell cho biết: “Những thí nghiệm này chỉ ra những bước đầu tiên mà muỗi sử dụng để tìm vật chủ. Và có thể thấy rằng một thiết bị có thể điều chỉnh màu sắc của ánh sáng cũng có thể giúp chúng ta tránh bị muỗi đốt."