MV “There's no one at all”: Ý đồ tốt, truyền tải tệ, thông điệp trở nên độc hại

V
VNR Content
Phản hồi: 5
Khá lâu rồi Sơn Tùng M-TP mới ra MV mới. Nhưng với MV There's no one at all vừa mới ra mắt, Sơn Tùng M-TP đã gây ra dư luận phản ứng dữ dội, vì cho rằng nội dung sản phẩm âm nhạc mới này quá tiêu cực, có thể kích thích giới trẻ làm điều dại dột.

Cách truyền tải thông điệp tệ hại

Trước sự phản ứng dữ dội của dư luận và các động thái mạnh mẽ của cơ quan chức năng, Sơn Tùng M-TP đã đưa ra lời xin lỗi trên fanpage chính thức về sản phẩm chứa nội dung giải quyết vấn đề một cách quá tiêu cực, đồng thời gỡ bỏ MV này. Trên thực tế, người viết bài này cũng như không ít người khác, khi xem qua MV There's no one at all của Sơn Tùng, hoàn toàn có thể hiểu rằng ca sĩ nhập vai trong MV và muốn truyền tải thông điệp với ý đồ tốt. Cụ thể trong lời xin lỗi, Sơn Tùng đề cập: “Tùng thật lòng muốn gửi một lời xin lỗi chân thành đến tất cả những ai đã có những cảm giác không thoải mái sau khi xem MV này. Đây thực sự không phải là những gì mà Tùng hay công ty M-TP Entertainment mong muốn”. “Tùng mong muốn thông qua MV có thể truyền tải thông điệp: Hãy thấu hiểu cảm xúc bên trong những người cô đơn, hiểu để yêu thương, che chở, và hãy mở rộng tấm lòng của chúng ta trước khi quá muộn. Bên cạnh đấy Tùng cũng muốn được chia sẻ sự đồng cảm của mình đến với những mảnh đời bất hạnh ngoài kia rằng bạn không hề cô đơn, có rất nhiều người giống như bạn”. Tuy nhiên, thông điệp với ý đồ, động cơ tốt đẹp là một chuyện, còn cách giải quyết nội dung để thông điệp đó đến với người xem có tích cực hay không, lại là chuyện khác. Trong trường hợp MV mới của Sơn Tùng M-TP, vế thứ hai được giải quyết theo một cách quá tệ hại, và trở nên độc hại. Ca sĩ, tác giả, mong muốn truyền tải thông điệp tích cực, điều tốt đẹp, nhưng nội dung thông điệp đến với người xem lại tác động rất tiêu cực. Đặc biệt đối với đối tượng xem là thanh thiếu niên, trẻ em, học sinh, MV của Sơn Tùng – một người có hàng chục triệu fans hâm mộ trong đó đa phần là giới trẻ - hoàn toàn có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực khó lường. Như vậy, vấn đề cốt lõi trong MV There's no one at all chính là cách giải quyết vấn đề. MV nêu vấn đề về sự cô đơn của những đứa trẻ thiếu sự quan tâm và chia sẻ của xung quanh, của người lớn. Nhưng thay vì hướng những người cô đơn đó về cái đích tích cực để vượt qua và sống tiếp, đồng thời đánh động, cảnh tỉnh xã hội cần biết quan tâm hơn đến từng cá nhân, đặc biệt là các bậc phụ huynh và người lớn đối với những đứa trẻ trong gia đình, thì MV của Sơn Tùng đã đẩy vấn đề đến cùng nghiệt, đen tối, không còn lối thoát… Cách giải quyết vấn đề như thế trong bối cảnh trên thực tế gần đây đã xảy ra một số vụ việc tương tự đầy thương tâm, khiến cho lương tâm xã hội chấn động, và đến thời điểm này vẫn chưa thể phôi phai, vì vậy dư luận xã hội phản ứng gay gắt là điều dễ hiểu.

Chạm đến điểm nhạy cảm của xã hội

Cái kết trong MV There's no one at all (không có ai bên cạnh mình) đẩy vấn đề đến cùng cực như đề cập ở trên, đã chạm đến điểm nhạy cảm, nỗi lo lắng của không ít gia đình và bậc phụ huynh sau vụ việc một học sinh nhảy lầu gần đây. Và There's no one at all, vô hình chung đã khắc họa rõ nét hơn đường liên kết với vụ việc thương tâm và đau đớn đó. Chính vì thế, ngay thời điểm này, There's no one at all càng khó có thể được dư luận chấp nhận. Hay nói đúng hơn, tốt nhất MV này không nên được phát hành. Bởi khi nội dung trong MV There's no one at all của Sơn Tùng M-TP đẩy cái kết tới bi kịch cực độ, ngột ngạt nghẹt thở và tối tăm không lối thoát, nhiều người cảm thấy lo lắng, cho gia đình và con cái họ, khi bằng cách nào đó xem qua MV này, có thể bị tác động tiêu cực đến tâm trí, tâm lý. Đây là bài học không mới: Thông điệp dù nhằm cảnh tỉnh nhưng nếu trong thời điểm, bối cảnh nhạy cảm, có thể trở nên chênh vênh và mong manh giữa ranh giới tích cực và tiêu cực. Đó chính là điều không chỉ các bậc phụ huynh có con em nhỏ, mà ngay cả những người bình thường nhất cũng sẽ bật ra ngay câu hỏi khi xem MV của Sơn Tùng M-TP: Có nên đẩy cái kết tới mức độ cùng nghiệt như vậy không khi câu chuyện đau lòng về cậu học sinh gần đây vẫn còn khiến xã hội chưa qua khỏi sự xót xa, đau đớn, bàng hoàng? Nếu đoạn kết của MV được xử lý khéo léo hơn, có khi thông điệp cảnh báo và thức tỉnh mang tính tích cực vẫn được truyền tải một cách nguyên vẹn, và còn có thể tránh được sự phản ứng từ dư luận. Một số thông tin cho rằng, MV There's no one at all chỉ được gỡ bỏ ở phạm vi Việt Nam. Theo tôi, nếu tự thấy trách nhiệm một cách nghiêm túc và lớn lao, Sơn Tùng M-TP cần gỡ bỏ MV hoàn toàn trên các nền tảng, ở phạm vi toàn cầu. Bởi, nếu để nội dung MV gây hệ lụy tiêu cực đến những đứa trẻ ở các quốc gia khác, Sơn Tùng M-TP cũng không tránh khỏi cái án tội đồ. Dạ Thảo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

vatluu

Pearl
Đây không phải chuyện bé xe to nữa mà là từ Không có chuyện đến làm chuyện rùm beng rối ren lên. Từ bao lâu nay vô số phim điện ảnh hành động, kinh dị, nặng về tâm lý như Joker, Parasite (kst), Deadpool,.. nhiều tác phẩm vh trong sgk: Chí Phèo, Lão Hạc, Người con gái Nam Xương,... nhiều bài hát đặc tâm trạng như SAD!(xxxtentacion), Jocelyn Flores(XXXTentacion), Heathens(21pilots) đều có nội dung, cái kết buồn, nhưng không tiêu cực mà còn phản ánh rất nhiều thứ ý nghĩa trong xh, các tác phẩm ấy đều thành công toàn cầu và đạt nhiều giải thưởng cao quý như Oscar. Chỉ có những người cố tình không hiểu rồi bắt đầu chê bai này nọ, tự áp đặt suy nghĩ tiêu cực của mình vào tác phẩm; và còn áp đặt, truyền bá góc nhìn một chiều, lạc hậu đó cho người dân cả nước bằng cách cấm đoán, ra sức nhấn chìm mv.
 
Theo định nghĩa của các nhà tâm lý học, tích cực độc hại là "niềm tin rằng bất kể hoàn cảnh có khắc nghiệt, khó khăn thế nào, người ta vẫn nên giữ cho được một tinh thần tích cực", và chỉ nên giữ lại những điều tích cực, dùng suy nghĩ tích cực để loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc "khó chịu" khác; kiên quyết lạc quan, kể cả khi biết cái lạc quan ấy là giả tạo và bất khả thi.Ranh giới giữa tích cực với tích cực độc hại ngỡ là tinh tế, lù mù nhưng hóa ra lại rất dễ nhận diện. Người suy nghĩ tích cực là bình tĩnh nhìn rõ "địch, ta và hoàn cảnh", từ đó rút ra được kinh nghiệm, vạch được lối đi sáng sủa, nếu có thất bại thì cũng biết mình đã làm hết sức, không chì chiết làm khổ bản thân hay đổ tại trời.Trái lại, tích cực độc hại đi theo một cơ chế hoàn toàn khác: cơ chế "đường tránh". Bạn đeo kính hồng vào, chọn một lối trong công viên, quanh quẩn trong đó ngửi hoa và đợi cho ngoài kia bão tự tan; thậm chí, bạn gạt đi quyết không nghĩ tới, không cho ai bày tỏ nỗi lo sợ trước cơn bão ấy.Bạn lên dây cót cho mọi người rằng gió chỉ xoàng thôi, hãy nghĩ tới mặt tích cực của bão là tự nhiên mát trời, bạn bảo người ta đang ở giữa hoa thì thưởng hoa đi cớ gì cứ nói về bão, sao cứ nhất định chọn bão mà không chọn hoa.Tích cực độc hại vì thế sẽ ngăn không cho bạn lớn lên, trưởng thành. Bạn chẳng học được gì qua các cơn bão. Bạn trở nên xa lạ, vô tâm với những cơn bão mà người khác gặp phải. Bạn trở thành một cỗ máy nặn ra niềm vui. Và nếu có trục trặc, bạn chắc chắn sẽ đổ tội cho người khác.Dĩ nhiên giữa tiêu cực than khóc với hân hoan liên miên ta thà chọn người hân hoan liên miên, nhưng lý tưởng nhất vẫn là một thái độ chừng mực mà lý tưởng: lạc quan bi tráng.
 
mình hỏi bạn Thái nhé. Nếu hồi tuổi dậy thì, bố bạn cấm bạn ăn cơm, cấm bạn gắp thịt, không cho bạn đi chơi theo sở thích của bạn. thì phản ứng của bạn là gì? nếu bạn tức giận, vùng vằng, hậm hực, buông lời ghét bố, thậm chí nghĩ đến bỏ nhà ra đi.... thì chính xác những thứ tiêu cực mà bạn đã xem đang định hướng hành vi đấy của bạn. Nhưng nếu bạn đã xem những thứ tích cực thì bạn có thể sẽ không nghĩ đến thù oán, ghét, hận bố bạn. Ở tuổi trưởng thành mình nghĩ được nó không vấn đề gì nhưng ở tuổi dậy thì mọi hình ảnh, lời nói đều có tính định hướng hành vi rất hiệu quả. Nên đừng chỉ comment theo cách nghĩ của bạn.
 
Thành viên mới đăng
Top