Mỹ cảnh báo về hội chứng co giật gia tăng ở trẻ em xem nhiều TikTok

D
Đăng Khoa
Phản hồi: 0
Các báo cáo liên quan đến vấn đề nhiều thiếu niên mắc chứng co giật sau khi dành thời gian dài xem loạt video trên TikTok đang cho thấy một vấn đề mà chúng ta ít quan tâm đến sức khỏe tâm thần: các triệu chứng bệnh có thể mang tính chất xã hội.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, từ tháng 3/2020 cho đến nay, các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ, Úc, Canada và Anh đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số bệnh nhân trẻ tuổi đến thăm khám và tìm cách điều trị chứng co giật.
Mỹ cảnh báo về hội chứng co giật gia tăng ở trẻ em xem nhiều TikTok
Các bác sĩ cho biết hầu hết những bệnh nhân trẻ tuổi này đã xem nội dung từ những nhà sáng tạo TikTok nói rằng họ mắc hội chứng Tourette, một dạng chứng bệnh co giật thần kinh. Hội chứng Tourette là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật.
Bệnh thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành. Triệu chứng co giật có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào hoặc trên toàn bộ cơ thể, đi kèm là các cử động nhanh lặp đi lặp lại, đột ngột và không thể kiểm soát.
Hiện nay, nhiều TikToker đang nổi lên trào lưu quay video tự chửi rủa bản thân, tự tay tát vào mặt, vỗ tay hay nhiều hành động lập dị khác. Tất cả những nội dung này đều có hashtag #tourettes và được ghi nhận có đến gần 5 tỷ lượt xem.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng đột ngột của người mắc chứng co giật khi sử dụng TikTok là “đại dịch trong đại dịch”. Điều này cho thấy giới thanh thiếu niên đang phải vật lộn với bài tập ở trường, khiến họ có cảm giác bị cô lập và dẫn đến các hành vi tự tổn hại bản thân.
Chuyên gia tâm lý học nhi khoa Allison Libby, Phó giáo sư lâm sàng tại Đại học California, San Francisco, cho biết TikTok không tạo ra cảm giác đau khổ cho những đứa trẻ này. Thay vào đó, cảm giác căng thẳng là sản phẩm phụ của sự lo lắng, trầm cảm và thậm chí là stress do chấn thương.
Ngoài việc loại bỏ những vấn đề này ra khỏi tâm trí, việc thừa nhận các triệu chứng được hình thành như thế nào trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn nhờ các phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp thanh thiếu niên tìm thấy sự nhẹ nhõm hơn, rằng đây là điều mà ai cũng có thể mắc phải.
Trên thực tế, bệnh tâm lý không có một triệu chứng nhất định, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian, địa lý, cũng như có thể xuất phát từ những khó khăn nhỏ nhất trong cuộc sống.
Lấy ví dụ, chấn thương tâm lý do chiến tranh. Các bác sĩ tâm thần thường có xu hướng xem “sốc vỏ đạn” (shell shock) trong Thế chiến thứ nhất là tiền thân của chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), một khái niệm được củng cố sau hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Mặc dù vậy, hai nhóm cựu chiến binh mắc chứng “sốc vỏ đạn” và PTSD lại cho thấy những biểu hiện sang chấn tâm lý khác nhau. Im lặng, co giật và tê liệt là những triệu chứng phổ biến của "sốc vỏ đạn". Ngược lại, PTSD được định nghĩa chủ yếu bằng những đoạn hồi tưởng ký ức. Càng nhớ về quá khứ, các triệu chứng sang chấn của những người lính xưa là nghĩ về nơi họ từng chiến đấu, khiến họ cảm thấy khó thở và bất an.
Đối với chiến tranh, không có phản ứng căng thẳng nào được cho là “quy chuẩn” để dự đoán bệnh tâm lý. Trong mọi trường hợp, nỗi đau của những người lính là rất thực tế và hiện hữu. Nhưng các triệu chứng về tâm lý của họ đã thay đổi, một phần là do sự khác biệt về văn hóa. Hiện tượng sang chấn của những thanh thiếu niên dùng TikTok lại cho thấy chúng ta đang ở giữa một cuộc cách mạng khác về cách bộc lộ “đau khổ”.
Mỹ cảnh báo về hội chứng co giật gia tăng ở trẻ em xem nhiều TikTok
Những video có hashtag #tourettes thu hút rất nhiều lượt xem trên TikTok
Hiện nay, các triệu chứng tâm lý thường có yếu tố xã hội và nhiều trong số chúng rất khó nhận ra, Libby cho biết. Ví dụ, vào năm 2011, khoảng 20 thanh thiếu niên học cùng trường ở ngoại ô New York đột nhiên bộc phát những cơn chấn động tâm lý như nhau.
Cuối cùng, các bác sĩ sau thời gian tiếp xúc với bệnh nhân kết luận rằng các triệu chứng thể chất là kết quả của chứng suy nhược tâm thần. May mắn thay, vào mùa xuân năm sau, nhiều thanh thiếu niên đã dần hồi phục.
Chỉ 10 năm trước, lượng người trẻ bị sang chấn tâm lý được ghi nhận chỉ ở mức vài ca, nhưng ngày nay, nhờ sự phát triển của các nền tảng như TikTok, con số đó đã lên đến hàng nghìn, tương đương với số học sinh ở một trường trung học lớn.
Đầu năm nay, bác sĩ tâm thần người Đức Kirsten Müller-Vahl và các đồng nghiệp của cô đã giới thiệu cụm từ “căn bệnh do truyền thông xã hội gây ra” để mô tả sự bùng phát các hành vi tương tự như hội chứng co giật ở thanh thiếu niên Đức bắt đầu vào năm 2019 và có liên quan đến một nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng trên YouTube với hội chứng Tourette.
Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 25% học sinh trung học Mỹ suy giảm sức khỏe tinh thần của họ, và việc bùng phát cảm giác tiêu cực là gần như không thể tránh khỏi.
Nguồn: The Verge
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top