Trường Sơn
Writer
Theo Politico, trong khi sự ủng hộ công khai của Mỹ đối với Ukraine là “không lay chuyển”, các quan chức đã bày tỏ lo ngại Nhà Trắng có thể hứng chịu làn sóng chỉ trích gay gắt nếu cuộc phản công không đem lại kết quả như mong đợi.
Những nhân vật có quan điểm cứng rắn sẽ cho rằng Mỹ và các đồng minh đã không cung cấp đủ vũ khí và đạn dược cho Ukraine, trong khi những nhân vật có quan điểm ôn hòa sẽ coi đó là bằng chứng cho thấy Kiev không thể chiến thắng.
Ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng: “Nếu Ukraine không thể giành được lợi thế đáng kể trên chiến trường, khi đó nhiều người chắc chắn sẽ đặt câu hỏi liệu đã đến lúc đàm phán ngừng giao tranh hay chưa. Cái giá phải trả là rất đắt, chúng ta sắp hết đạn dược, chúng ta có những tình huống dự phòng khác trên thế giới cần phải chuẩn bị”.
Một quan chức giấu tên cho hay, Mỹ đã tăng cường vũ khí, trang thiết bị cho Ukraine và gần như hoàn thành tất cả những gì Kiev yêu cầu. Tuy nhiên, đằng sau những cánh cửa đóng kín, Mỹ “lo ngại về những gì Ukraine có thể đạt được”.
Quân đội Mỹ tin rằng cuộc xung đột đã sa lầy vào một cuộc chiến tranh chiến hào, không bên nào có thể tiến xa và nhanh đáng kể. Theo Politico, các lực lượng của Ukraine đã sử dụng “số lượng đạn dược và vũ khí lịch sử” và ngay cả sản lượng khổng lồ của phương Tây cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của Kiev.
Lầu Năm Góc hiện nghi ngờ khả năng Ukraine đạt được mục tiêu tiếp cận Crimea, mặc dù quân đội Mỹ vẫn hy vọng Kiev có thể “cản trở” các tuyến tiếp tế của Nga.
Một số quan chức Mỹ nói với Politico, một thỏa thuận đình chiến hay ngừng bắn tạm thời sẽ cho Ukraine cơ hội giành lại thêm một số vùng lãnh thổ sau này. Điều này đã được thực hiện trước đây với Thỏa thuận Minsk năm 2015 - theo sự thừa nhận gần đây của các nhà lãnh đạo Đức và Pháp vào thời điểm đó.
Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng đề xuất thuyết phục Kiev ngồi vào bàn đàm phán với cam kết cung cấp cho Ukraine những đảm bảo an ninh tương tự với một thành viên NATO, cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự, tài chính. Mặt khác, phương Tây cũng tìm cách vận động Trung Quốc thuyết phục Nga đàm phán.
Những nhân vật có quan điểm cứng rắn sẽ cho rằng Mỹ và các đồng minh đã không cung cấp đủ vũ khí và đạn dược cho Ukraine, trong khi những nhân vật có quan điểm ôn hòa sẽ coi đó là bằng chứng cho thấy Kiev không thể chiến thắng.
Ông Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng: “Nếu Ukraine không thể giành được lợi thế đáng kể trên chiến trường, khi đó nhiều người chắc chắn sẽ đặt câu hỏi liệu đã đến lúc đàm phán ngừng giao tranh hay chưa. Cái giá phải trả là rất đắt, chúng ta sắp hết đạn dược, chúng ta có những tình huống dự phòng khác trên thế giới cần phải chuẩn bị”.
Một quan chức giấu tên cho hay, Mỹ đã tăng cường vũ khí, trang thiết bị cho Ukraine và gần như hoàn thành tất cả những gì Kiev yêu cầu. Tuy nhiên, đằng sau những cánh cửa đóng kín, Mỹ “lo ngại về những gì Ukraine có thể đạt được”.
Lầu Năm Góc hiện nghi ngờ khả năng Ukraine đạt được mục tiêu tiếp cận Crimea, mặc dù quân đội Mỹ vẫn hy vọng Kiev có thể “cản trở” các tuyến tiếp tế của Nga.
Một số quan chức Mỹ nói với Politico, một thỏa thuận đình chiến hay ngừng bắn tạm thời sẽ cho Ukraine cơ hội giành lại thêm một số vùng lãnh thổ sau này. Điều này đã được thực hiện trước đây với Thỏa thuận Minsk năm 2015 - theo sự thừa nhận gần đây của các nhà lãnh đạo Đức và Pháp vào thời điểm đó.
Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng đề xuất thuyết phục Kiev ngồi vào bàn đàm phán với cam kết cung cấp cho Ukraine những đảm bảo an ninh tương tự với một thành viên NATO, cam kết tiếp tục hỗ trợ quân sự, tài chính. Mặt khác, phương Tây cũng tìm cách vận động Trung Quốc thuyết phục Nga đàm phán.