Mỹ đau đầu trả lời vì sao chip Mỹ có trong tên lửa, xe tăng Nga

Một mặt khẳng định không điều tra nhà sản xuất chỉ vì con chip của họ có trong vũ khí Nga, mặt khác các nhà chức trách Mỹ phải xác định làm cách nào chip Mỹ lại có trong các hệ thống vũ khí của Nga.
Cuối tháng Năm vừa qua, tình báo Ukraine cho biết quân đội nước này đã thu được những vũ khí và thiết bị quân sự Nga có chứa vi mạch Mỹ. Cụ thể, ít nhất 8 vi mạch do Intel, Micrel, Micron Technology và Atmel Corp sản xuất đã được tìm thấy bên trong hệ thống phòng không Barnaul-T của Nga.
Trong hệ thống phòng không Pantsir, quân đội Ukraine đã tìm thấy ít nhất 5 vi mạch từ các nhà sản xuất AMD, Rochester Electronics, Texas Instruments và Linear Technology.
Khi phân tích tên lửa hành trình Kh-101, ít nhất 35 chip có nguồn gốc từ Mỹ. Còn khi “mổ xẻ” hệ thống điện quang của trực thăng “Cá sấu” Ka-52, ít nhất 22 vi mạch do các công ty Texas Instruments, Altera USA và Micron Technology đã được tìm thấy.
Mỹ đau đầu trả lời vì sao chip Mỹ có trong tên lửa, xe tăng Nga
Ảnh chụp một số vi mạch mà tình báo Ukraine cho biết họ tìm thấy trong hệ thống Barnaul-T. Ảnh: Tình báo Ukraine.
Hầu hết các công ty sản xuất vi mạch được đề cập đều nói rằng họ không còn hợp tác kinh doanh với Mátxcơva, trong khi những công ty khác bác bỏ thông tin của tình báo Ukraine.
Xác định được nguồn gốc con chip được tìm thấy trong các vũ khí Nga cực kỳ khó. Nó không nhất thiết phải có nguồn gốc trực tiếp từ các nhà sản xuất vì có một thị trường rộng lớn (và phần lớn không được kiểm soát) đối với chip tái chế, chủ yếu đến từ Trung Quốc.
Trước đây, nhà sản xuất chip Marvell ở Thung lũng Silicon (Mỹ) biết sản phẩm của mình có trong máy bay không người lái của Nga và đã điều tra xem thực tế thế nào. Con chip này có chưa đến 2 USD, được ship năm 2009 cho một nhà phân phối ở châu Á. Công ty này đã bán nó cho một nhà môi giới khác cũng ở châu Á, sau đó ngừng hoạt động. Đến đây Marvell không thể theo dõi thêm được nữa.
Giờ đây, Cục điều tra Liên bang Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ chính thức mở cuộc điều tra vì sao chip Mỹ lại có trong khí tài Nga. Mục tiêu là cố gắng lần ra dấu vết của nhà cung cấp Mỹ và để làm như vậy, việc đầu tiên họ làm là chất vấn các công ty chip – nhấn mạnh chất vấn chứ không phải điều tra.
Theo các chuyên gia, việc tìm ra những con chip đã đi đến đâu phức tạp như việc theo dõi dòng chảy của ma tuý. “Nó giống như kinh doanh ma túy. Có những phần bị cắt rời, có người trung gian, có rửa tiền, có mạng lưới phân phối chợ đen”, ông James Lewis, giám đốc chương trình chính sách công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington (Mỹ), mô tả. Theo ông Lewis, quan điểm của các biện pháp trừng phạt Nga không phải là theo dõi từng con chip, mà là phá vỡ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, điều mà cộng đồng tình báo đang nghiên cứu.

Chip dân dụng và chip dành cho vũ khí khác nhau​

Mỹ đau đầu trả lời vì sao chip Mỹ có trong tên lửa, xe tăng Nga
Nhu cầu chip quân sự và chip dân sự là hoàn toàn khác nhau. Khi mới ra đời, hiệu suất của chip quân sự cao hơn nhiều so với chip dân dụng.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử của thập niên 1990, nhu cầu công nghệ chip dân sự đã vượt xa nhu cầu của chip quân sự. Nhất là trong bối cảnh, việc phát triển thiết bị quân sự phải mất vài năm, thậm chí lâu hơn từ khi phát triển đến khi phục vụ. Do vậy, chip quân sự không thể chạy theo kịp công nghệ.
Do đó, chip quân sự và dân sự đã đi vào những con đường phát triển khác nhau. Ví dụ, các chip dân dụng thông thường, nhấn mạnh vào tốc độ tính toán nhanh, để cải thiện tốc độ phản hồi của các thiết bị thông minh.
Trong khi chip quân sự không có yêu cầu cao về sức mạnh tính toán, mà chú trọng hơn vào độ tin cậy trong môi trường khắc nghiệt. Đồng thời, các điều kiện lựa chọn của chip quân sự, chẳng hạn như khối lượng, mức tiêu thụ điện… không yêu cầu cao hơn so với chip dân sự.
Nói cách khác, chip quân sự thà “ngu ngốc và cồng kềnh” nhưng phải có hiệu suất ổn định. Ví dụ chip của máy tính sử dụng trên máy bay chiến đấu tàng hình F-35, dù có tốc độ xử lý kém hơn nhiều so với chip của điện thoại di động của chúng ta dùng hiện nay, nhưng mức độ ổn định cao hơn nhiều.
Hãy tưởng tượng rằng, hầu hết những người bình thường đều từng gặp sự cố về máy tính hoặc điện thoại di động và nói chung chỉ cần khởi động lại, là có thể giải quyết được sự cố;
Nhưng nếu hệ thống điều khiển của máy bay đột ngột gặp sự cố hoặc báo lỗi khi điều khiển máy bay chiến đấu F-35, trong một trận không chiến khốc liệt, thì cả những phi công có kinh nghiệm nhất cũng phải nổi điên.
Vậy yêu cầu hiệu suất của chip quân sự như thế nào? Lấy các máy bay chiến đấu hiện đại nhất, vốn đã được thông tin hóa rất nhiều làm ví dụ. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, được mệnh danh là máy bay chiến đấu có khả năng không chiến mạnh nhất thế giới, chỉ sử dụng chip dòng PowerPC của Apple Computer.
Tất nhiên, chip dòng PowerPC đã được tăng cường sức mạnh đặc biệt về mặt độ ổn định và độ tin cậy. Mặc dù F-22 được đưa vào hoạt động vào năm 2002, nhưng bản thiết kế đã bị đóng băng ngay từ năm 1992; do đó các chip của nó chỉ ở mức chip dân dụng vào khoảng năm 1990.
Quân đội Mỹ đi đầu trong việc sử dụng chip cho các loại vũ khí của họ; máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được gọi là "toàn thân chứa đầy chip", vì toàn bộ cỗ máy được trang bị thiết bị cảm biến mạnh mẽ.
Nhà sản xuất F-35, Lockheed Martin cho biết, con chip được sử dụng trong máy tính trung tâm của F-35 là PowerPC G4, loại chip dân dụng tương tự ra đời từ những năm 1990 đến 2005. Quy trình công nghệ được sử dụng là từ 0,2 micromet đến 90 nanomet.

>> Chân dung cối tự hành Tulip mạnh nhất thế giới, vũ khí giúp Nga đánh chiếm Mariupol

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top