Năm 2022 rồi còn sợ burn-in? Đây là bí kíp chống burn-in cho TV và điện thoại OLED

TV OLED tạo ra màu sắc đặc biệt phong phú và màu đen sâu do tính chất tự phát sáng của mỗi điểm ảnh. Tuy nhiên, OLED có một nhược điểm lớn là hiện tượng burn-in (hiện tượng thoái hóa các điểm ảnh không đồng đều trong quá trình sử dụng). Tức là khi các điểm ảnh của TV OLED vĩnh viễn không thể hiển thị bất kỳ thứ gì khác ngoài một hình ảnh cụ thể. Hiện tượng burn-in có thể xảy ra khi một hình ảnh được hiển thị trên màn hình quá lâu mà không có bất kỳ sự thay đổi nào. Nó có thể do yếu tố giao diện trong trò chơi điện tử hoặc các dòng tin tức tĩnh trong các bản tin thời sự gây ra.
Năm 2022 rồi còn sợ burn-in? Đây là bí kíp chống burn-in cho TV và điện thoại OLED
Điều này hơi khác với tính năng lưu ảnh vì hiện tượng burn-in một khi xảy ra là vĩnh viễn. Trong khi hiện tượng lưu ảnh có thể đảo ngược bằng cách giảm độ sáng màn hình trên TV hoặc kích hoạt bất kỳ tính năng chống lưu ảnh nào có sẵn trên thiết bị. Điều quan trọng cần nhớ là một khi quá trình burn-in xảy ra, không có cách nào để đảo ngược hoàn toàn quá trình này. Bạn có thể sẽ phải thay toàn bộ tấm nền hoặc thiết bị để giải quyết sự cố. Vì vậy tốt hơn cả là nên tìm cách ngăn chặn nó ngay từ đầu thông qua một số cách chia sẻ trong bài viết này.

Cách ngăn hiện tượng burn-in trên TV LG OLED​

LG đã có truyền thống dẫn đầu thị trường với TV OLED C-series từ lâu nhưng những chiếc TV của LG vẫn có thể gặp tình trạng burn-in bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo vì các dòng TV OLED hiện đại của LG đã trang bị một loạt các tính năng chống burn-in như ABL (mức sáng tự động), tính năng refresh giúp màn hình OLED không hiển thị hình ảnh sáng quá lâu.
Năm 2022 rồi còn sợ burn-in? Đây là bí kíp chống burn-in cho TV và điện thoại OLED
Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số cách để tránh hiện tượng burn-in trên màn hình LG OLED, bao gồm đặt bộ hẹn giờ để tắt TV khi không sử dụng. Hầu hết hiện tượng burn-in xảy ra khi TV bật trong một thời gian dài. Vì vậy chỉ cần tắt TV sau vài giờ là đủ để ngăn chặn hiện tượng burn-in. Bạn có thể đặt hẹn giờ bằng cách điều hướng đến menu Settings (Cài đặt) > General (Chung) > Additional Settings (Cài đặt bổ sung) > Eco Mode (Chế độ tiết kiệm). Tại đây bạn có thể kích hoạt bộ hẹn giờ tắt nguồn tự động và đặt bất kỳ khoảng thời gian nào bạn muốn.

Cách ngăn chặn hiện tượng burn-in trên TV Sony OLED​

Sony cung cấp hướng dẫn chi tiết cách ngăn chặn hiện tượng burn-in trên TV OLED, nhưng nó không khác nhiều so với những cách cơ bản mà bạn áp dụng đối với các tấm nền OLED khác. Cũng giống như với TV OLED của LG, cách để ngăn tình trạng burn-in trên TV OLED của Sony cũng là giới hạn thời gian bật TV quá lâu nếu không sử dụng đến. Tuy nhiên, Sony cũng gợi ý một số mẹo khác có thể hữu ích. Ví dụ bạn có thể kích hoạt trình bảo vệ màn hình xuất hiện sau một vài phút không hoạt động. Để làm được điều này, bạn truy cập Settings (Cài đặt) > Device Preferences (Tùy chọn thiết bị) > Screen Saver (Trình bảo vệ màn hình).
Năm 2022 rồi còn sợ burn-in? Đây là bí kíp chống burn-in cho TV và điện thoại OLED
Sony cũng cung cấp các tính năng refresh màn hình và thay đổi điểm ảnh tương tự như LG và những tính năng này luôn hữu ích để ngăn chặn hiện tượng burn-in. Cuối cùng, bạn có thể chọn hiệu chỉnh tấm nền OLED để hình ảnh trên màn hình được cải thiện khi hiển thị các khung cảnh tối. Sony gợi ý chức năng này cũng có thể ngăn chặn hiện tượng lưu ảnh và burn-in.

Cách ngăn chặn hiện tượng burn-in trên smartphone dùng màn OLED​

Smartphone sử dụng màn hình OLED hiện nay đã trở nên khá phổ biến từ iPhone đến smartphone Android. Giống như các màn hình OLED thông thường, chúng cũng có thể gặp tình trạng burn-in. Tuy nhiên màn hình OLED trên smartphone không dễ bị burn-in như TV OLED. Chỉ cần bạn tập loại bỏ những thói quen thông thường là đã có thể ngăn được tình trạng burn-in trên smartphone dùng màn OLED.
Năm 2022 rồi còn sợ burn-in? Đây là bí kíp chống burn-in cho TV và điện thoại OLED
Vì hiện tượng burn-in thường xảy ra khi màn hình quá sáng, bạn chỉ cần để hình nền tối trên điện thoại. Bằng cách này ngay cả khi điện thoại không hoạt động, nguy cơ xảy ra burn-in cũng sẽ thấp hơn đáng kể. Bạn cũng có thể giữ độ sáng màn hình thấp hơn và chọn sử dụng chế độ toàn màn hình khi xem nội dung video. Các chủ đề tối trong trình duyệt web cũng sẽ rất phù hợp để ngăn burn-in. Cuối cùng như đã chia sẻ ở trên, việc đặt tùy chọn thời gian tắt màn hình khi không sử dụng đến cũng rất quan trọng. Trên đây là một vài chia sẻ về những cách giúp ngăn hiện tượng burn-in trên các thiết bị sử dụng màn OLED. Hy vọng các bạn đã có thêm cho mình một chút kinh nghiệm. Nguồn: Slashgear
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top