Nam thanh niên khởi kiện, đòi giải ngũ vì khẳng định bản thân là nữ giới

Trung Đào

Writer
Bị gọi nhập ngũ năm 2021, nam thanh niên làm đơn xin miễn với lý do bị rối loạn định dạng giới và thực tế anh là phụ nữ song Cục Quân lực không chấp nhận việc này.
Nam thanh niên này đã quyết định khởi kiện. Sự việc được Tòa án thành phố Gwangju xét xử ngày 12/11.
Theo hồ sơ tòa, người này bắt đầu phục vụ nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại Quân đội Hàn Quốc từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017. Trong quãng thời gian khó khăn này, khi phải đối mặt với trầm cảm để thích nghi với môi trường quân đội, anh ta đã được tạm giao lại địa phương, thực hiện công tác xã hội và điều trị bệnh.
Cuối cùng, vào cuối năm 2018, bệnh viện đã đưa ra chẩn đoán: anh mắc chứng rối loạn định dạng giới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, đây là một tình trạng tâm thần phức tạp, khi một người cảm thấy mâu thuẫn nội tâm giữa giới tính sinh học và giới tính mà họ tự nhận thức. Những người trải qua chứng này thường phải đối mặt với sự không thoải mái với cơ thể của mình hoặc với định kiến xã hội về giới tính.
Nam thanh niên khởi kiện, đòi giải ngũ vì khẳng định bản thân là nữ giới
Lính nghĩa vụ hát bài hát diễu hành trong lễ tốt nghiệp huấn luyện cơ bản ở thành phố Gwangju, tháng 1/2020. Ảnh: Korea Herald
Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Rối loạn định dạng giới tính được xếp vào loại "F64 - các rối loạn phân định giới tính". Ước tính có khoảng 0,005% đến 0,014% nam giới và 0,002% đến 0,003% nữ giới được chẩn đoán mắc chứng này.
Nguyên đơn khẳng định mình là nữ bị sinh ra trong cơ thể nam giới, song tháng 6/2021, anh vẫn bị Cục Quân lực gọi nhập ngũ bắt buộc. Anh do đó viết đơn trình bày căn bệnh của mình, xin miễn nghĩa vụ quân sự.
Trong đơn kiện Cục Quân lực, anh cho rằng mấu chốt không phải là liệu Bộ Quốc phòng hay tòa án có phải thừa nhận mình là phụ nữ hay không. Mà vấn đề ở chỗ liệu tình trạng thể chất và tinh thần của nguyên đơn có đáp ứng các điều kiện cần thiết cho nghĩa vụ quân sự, theo luật và hướng dẫn của quân đội hay không.
Nguyên đơn đã trình bày bằng chứng rằng, sau khi nhận được chẩn đoán về chứng rối loạn định dạng giới, anh đã phải tiêm hormone theo đề xuất của cơ quan y tế, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Anh ta cho rằng, sau hơn 3 năm điều trị, cả cơ thể và tâm lý anh đã đạt đến mức không phù hợp, không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Anh cũng đưa ra điều mình bị đối xử không công bằng, vì nhiều trường hợp trước đó, những người được chẩn đoán chứng bệnh tương tự cũng đã được miễn phục vụ trong quân đội, trong khi anh lại không được đối xử như vậy. Trái lại, đại diện của Cục Quân lực phản đối, đặt ra quan điểm rằng thanh niên này chỉ tiêm hormone suốt 3 năm để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Phán quyết của tòa án đã mang đến một bất ngờ lớn khi tuyên bố phần thắng thuộc về nguyên đơn. Theo tòa, mặc dù người đó có đặc điểm sinh học là nam, nhưng nếu cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận là phụ nữ từ quan điểm tâm lý, họ sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự, ngay cả khi đang phục vụ trong quân đội. Nguyên đơn cũng đã hoàn thành nghĩa vụ 2 năm trong vai trò công tác xã hội tại địa phương, do đó không cần phải nhập ngũ nữa.
Hàn Quốc, với hơn 555.000 quân nhân chuyên nghiệp, đứng thứ 8 thế giới về quân số. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 18-35, với thời gian dịch vụ là 20-22 tháng. Trốn nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc bị coi là tội ********* và sẽ bị dư luận chỉ trích mạnh mẽ. Những người cố ý tránh nghĩa vụ quân sự có thể đối mặt với án phạt 18 tháng tù, điều này còn ghi chép trong hồ sơ hình sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tìm kiếm việc làm.
Chỉ có 6 trường hợp chính thức được miễn nghĩa vụ quân sự gồm: người tàn tật; người mắc bệnh tâm thần; người mắc các bệnh truyền nhiễm; người không có khả năng lao động; vận động viên vượt qua vòng bảng World Cup môn bóng đá nam và vận động viên giành Huy chương Vàng tại ASIAD hoặc Olympic.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top