NASA dùng thủ thuật của Einstein để "cân" khối lượng một ngôi sao

Các nhà thiên văn học của NASA đã "cân" được một sao lùn trắng bị cô lập bằng cách sử dụng một hiện tượng kỳ lạ được dự đoán bởi thuyết tương đối của Einstein nhiều thập kỷ trước. Đó cũng là một bước quan trọng để hiểu những ngôi sao đã sụp đổ như thế nào. Các chuyên gia NASA đã sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble huyền thoại để đo khối lượng của một sao lùn trắng độc lập có tên LAWD 37. Mặc dù các sao lùn trắng trong hệ thống sao đôi đã được cân trước đó nhưng LAWD 37 là sao lùn trắng đầu tiên được cân một cách độc lập. Đáng chú ý, các nhà thiên văn học đã dùng một tính chất kỳ quặc của vũ trụ để thực hiện phép đo tiên phong này: lực hấp dẫn bẻ cong không-thời gian. Khi LAWD 37 đi qua phía trước một ngôi sao sáng ở xa, ánh sáng từ ngôi sao phía sau uốn cong quanh sao lùn trắng gần đó trong một quá trình gọi là vi thấu kính hấp dẫn, giả thuyết này ban đầu được dự đoán bởi Albert Einstein. Khi LAWD 37 làm cong ánh sáng của ngôi sao, ngôi sao dường như dịch chuyển rất nhẹ trên bầu trời - một hiệu ứng mà Hubble có thể phát hiện với độ chính xác đáng kinh ngạc.
NASA dùng thủ thuật của Einstein để cân khối lượng một ngôi sao
Sao lùn trắng LAWD 37 trên bầu trời, khi nó đi qua phía trước một ngôi sao ở xa và làm cong ánh sáng của ngôi sao đó Một nhà nghiên cứu cho biết "Những sự kiện này rất hiếm và tác động rất nhỏ. Ví dụ, kích thước của độ lệch đo được của chúng tôi giống như đo chiều dài của một chiếc ô tô trên Mặt trăng khi nhìn từ Trái Đất." Thực tế là phép đo cực kỳ chính xác này đã mất nhiều năm quan sát bằng Hubble để có được. LAWD 37 nằm cách Trái Đất chỉ 15 năm ánh sáng, LAWD 37 đã trở thành chủ đề nghiên cứu phổ biến trong nhiều năm. Các tác giả nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu định vị từ sứ mệnh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để dự đoán chính xác khi nào LAWD 37 sẽ đi qua phía trước ngôi sao xa xôi, cho phép nhóm chuẩn bị cho sự kiện thấu kính hấp dẫn tương ứng. Dựa trên chuyển động của nó, nhóm đã tính toán rằng sao lùn trắng có khối lượng xấp xỉ 56% so với Mặt Trời, điều này phù hợp với các mô hình và dự đoán hiện có về những gì đang diễn ra bên trong tàn dư của ngôi sao kỳ lạ này. Phép đo khối lượng này mang đến cho các nhà thiên văn học hy vọng về những đo đạc được thực hiện dựa trên dữ liệu mới từ Kính viễn vọng Không gian James Webb. >>>Không chỉ là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời, Sao Mộc vừa xác lập kỷ lục mới Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top