Nền kinh tế thế giới trong năm Nhâm Dần sẽ thay đổi ra sao?

Thế giới đã bước sang năm con Hổ, một con vật được cho là biểu tượng của sức mạnh và lòng dũng cảm. Các nhà hoạch định chính sách và giới kinh doanh hy vọng đó đây sẽ là một điềm báo rằng nền kinh tế toàn cầu có thể rũ bỏ những tác động của đại dịch và hưng thịnh trở lại. Gần đây, các chuyên gia kinh tế quốc tế đã chiết tự từ 'TIGER', qua đó dự báo về nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022 này.
T là “Transition”- Chuyển hóa
Cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc đã là một trong những nguồn chính gây ra sự xáo trộn thị trường trong nhiều năm nay. Sự cạnh tranh đó rất khó để biến mất trong một sớm một chiều, nhưng rất có thể sẽ lắng dịu trong những tháng tới. Ở Mỹ đang là năm bầu cử giữa nhiệm kỳ và chính quyền Biden có thể sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trong nước trong thời gian sắp tới.
Nền kinh tế thế giới trong năm Nhâm Dần sẽ thay đổi ra sao?
Cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ lắng dịu trong năm nay
Bên cạnh đó, mặc dù Tập Cận Bình đã nắm chắc vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cần phải ổn định tình hình trong nước trước thềm Đại hội toàn quốc vào tháng 11 năm nay với hy vọng giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo Đảng.
Khi những cuộc bỏ phiếu đó kết thúc, căng thẳng leo thang với "Đài Loan" chắn hẳn sẽ là mối tâm hàng đầu của Trung Quốc thay vì cạnh tranh với Mỹ.
I là “Inflation” - Lạm phát
Bất ngờ lớn nhất đối với các ngân hàng trung ương vào năm 2021 là lạm phát lớn hơn dự kiến và có vẻ như tình trạng này sẽ không sớm biến mất. Thị trường lao động thắt chặt ở Mỹ, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cũng như giá nguyên liệu và thực phẩm cao dự kiến sẽ tiếp tục ít nhất trong suốt nửa đầu năm 2022.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang cắt giảm chương trình mua tài sản khổng lồ được thiết lập để bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động của đại dịch. Dự kiến sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào đầu tháng 3 để hạ nhiệt lạm phát.
Nhật Bản, quốc gia đã trải qua nhiều năm giảm phát, có thể nhanh chóng đạt mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2022 do giá nhập khẩu cao hơn. Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là đảm bảo đất nước không rơi vào cạm bẫy của lạm phát đình trệ, nơi mà lạm phát đi đôi với nền kinh tế trì trệ.
G là “Global warming” - Nóng lên toàn cầu
Báo cáo đánh giá rủi ro năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã coi biến đổi khí hậu là “rủi ro thảm khốc” và là yếu tố có nhiều khả năng gây ra thiệt hại kinh tế nhất chỉ đứng sau bệnh truyền nhiễm. Các chuyên gia khí hậu đang thúc giục nhân loại hành động ngay từ bây giờ để ngăn chặn nóng lên tàn cầu. Tuy nhiên, thực tế là một số ngành sẽ dễ dàng hơn những ngành khác trong việc cắt giảm lượng carbon. Các nhà sản xuất thép chịu trách nhiệm về một phần lớn lượng khí thải CO2 toàn cầu. Việc giảm lượng khí thải thực sự vô cùng tốn kém, nhưng hậu quả sẽ càng tai hại hơn nếu nhân loại chỉ khoanh tay đứng nhìn trước cơn thịnh nộ của tự nhiên.
Trong khi đó, Toyota đang chuẩn bị thách thức sự thống trị của Tesla trên thị trường xe điện. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản gần đây đã thông báo rằng họ sẽ có dòng sản phẩm gồm 30 mẫu xe vào năm 2030.
Nền kinh tế thế giới trong năm Nhâm Dần sẽ thay đổi ra sao?
Toyota đang chuẩn bị thách thức sự thống trị của Tesla trên thị trường xe điện
E là “Energy”- Năng lượng
Giá năng lượng cao dự kiến sẽ tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022. Căng thẳng chính trị đang khiến giá cả ở châu Âu tăng đột biến. Nga đã và đang hạn chế dòng chảy của khí đốt đến lục địa này, tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng trong một mùa đông khắc nghiệt.
Trong khi đó, quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đang bị cản trở bởi lạm phát, khiến việc xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời và gió trở nên tốn kém hơn.
R là ”Recovery” - Khả năng phục hồi
Nhân loại đã phải chung sống với COVID-19 được hai năm và một số vết sẹo do đại dịch để lại sẽ là vĩnh viễn. Nợ toàn cầu tăng 28% vào năm 2020, đạt mức kỷ lục 226 nghìn tỷ USD. Nhiều ngân hàng trung ương đã cắt giảm hoặc chấm dứt các chính sách tiền tệ cởi mở, nghĩa là tiền có sẽ không thể đến với các thị trường mới nổi. Khi chúng ta bước sang năm thứ ba của thời kỳ đại dịch, các nhà hoạch định chính sách của thế giới sẽ cần lập biểu đồ cân bằng giữa sự phục hồi và khả năng phục hồi.
Theo NHK- World Japan
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top