VNR Content
Pearl
Ở thời kì đầu của mình, Crunchyroll chỉ là 1 điểm đến của thiểu số những otaku và wibu nước ngoài, hoạt động dưới hình thức chia sẻ trực tuyến trái phép các tập phim anime.
Đó là đầu những năm 2000 khi thị trường này vẫn còn rất ngách, chưa thực sự phổ biến. Ngày nay, anime đã biến thành 1 ngành công nghiệp trị giá trên 20 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở streaming video, nó còn bao gồm game, hàng hóa ăn theo, sự kiện ngoài trời, lễ hội, trình diễn âm nhạc,...
Dịch vụ streaming anime Crunchyroll
Nhờ vào các khoản đầu tư chống lưng bởi tập đoàn truyền thông WarnerMedia thời còn thuộc sở hữu của AT&T, Crunchyroll đã trở thành 1 trang phát anime trực tuyến hợp pháp. Cuối cùng, dẫn tới quyết định thâu tóm của Sony với giá 1,2 tỷ USD vào năm 2020.
Khi thâu tóm Crunchyroll, Sony tuyên bố sẽ biến đây thành điểm đến số 1 của cộng đồng yêu thích anime toàn cầu. Và họ bắt đầu xây dựng đây thành thương hiệu anime số 1 thị trường.
“Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ sẽ là động lực thúc đẩy thuê bao tiếp theo của chúng tôi” - Purini cho biết. Hiện tại, số thuê bao đến từ Ấn Độ vẫn còn hạn chế, nhưng công ty kì vọng có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai nhờ chiến lược bản địa hóa.
Crunchyroll muốn dùng Ấn Độ làm bàn đạp để mở rộng ra nhiều thị trường bên ngoài Bắc Mỹ
Đó là thâu tóm càng nhiều nội dung càng tốt và đưa nó tiếp cận thị trường tỷ dân. Đồng thời, Crunchyroll cũng tích cực bản địa hóa các đầu phim của mình, thông qua lồng tiếng và phụ đề.
Để thu hút thuê bao mới, ban đầu họ chấp nhận giảm giá xuống chỉ còn 1 USD/tháng, chỉ bằng 1/10 giá thuê bao ở bên Mỹ. Việc giảm giá cũng giúp dịch vụ chiến đấu chống lại vô số các trang chia sẻ anime trực tuyến bất hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, đại diện nền tảng tin rằng các ưu thế về tính năng, giá cả sẽ giúp họ lôi kéo được khách hàng mua gói.
Sau Ấn Độ, những thị trường tiềm năng khác bao gồm Nam Mỹ và Đông Nam Á. Sony mong muốn có thể từng bước bánh trướng ra toàn cầu, ngoại trừ quê nhà Nhật Bản và Trung Quốc. Tấn công vào Ấn Độ là bước đầu tiên của tập đoàn để hiện thực hóa tham vọng đó, vốn nằm trong chiến lược thúc đẩy kinh doanh nội dung giải trí trải dài từ game, phim, nhạc tới anime.
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Sony xuất hiện trong lễ trao giải thưởng anime do Crunchyroll tổ chức
Ngoài Crunchyroll, họ cũng đang trong vụ sáp nhập với tập đoàn địa phương Zee Entertainment, trị giá 10 tỷ USD. Thương vụ được dự đoán sẽ tạo ra 1 siêu cường truyền thông giải trí ở Ấn Độ.
Đại diện Crunchyroll xác nhận sẽ tận dụng quan hệ hợp tác trong cùng tập đoàn với công ty mẹ Sony Pictures và các studio Nhật Bản để dập nạn vi phạm bản quyền. Ước tính, ngành công nghiệp anime có hơn 800 triệu người hâm mộ trên toàn cầu cho tới năm 2025, chỉ tính ở thị trường quốc tế bên ngoài Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, khoảng 1/4 sẽ tiêu thụ nội dung tại các nền tảng chính thức hợp pháp.
Sony đã mua bản quyền chiếu rạp tại Bắc Mỹ và nhiều thị trường bên ngoài Nhật Bản của hàng loạt anime đình đám như "Dragon Ball Super: Super Hero;" "One Piece Film: Red;" "Suzume;" "That Time I Got Reincarnated as a Slime The Movie: Scarlet Bond;" "Jujutsu Kaisen 0: The Movie"
Đóng góp của anime hay doanh thu Crunchyroll vẫn là 1 ẩn số, khi mà Sony là 1 tập đoàn khổng lồ tạo ra 85 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, các nhà phân tích rất lạc quan với hướng đi này. Nhà phân tích Minami Munakata ước tính, trong vòng 5 năm tới Crunchyroll sẽ đóng góp 36% trong lợi nhuận của Sony Pictures. Chủ yếu bởi chiến lược bành trướng sẽ giúp dịch vụ kiếm thêm nhiều thuê bao mới ở bên ngoài Bắc Mỹ. Hãng nghiên cứu thị trường Omdia cũng dự báo lượng người xem anime ngày càng tăng, cả qua trực tuyến lẫn chiếu rạp.
"Xu hướng nở rộ của anime Nhật Bản tại các thị trường quốc tế đang hiện rõ và ngày càng lây lan mạnh hơn. Không chỉ bởi doanh thu chiếu rạp ấn tượng của các tựa phim hot như 'Demon Slayer,' 'Jujutsu Kaisen'" - nhà phân tích James McWhirter cho biết. Việc sản xuất anime cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở bên ngoài Nhật Bản, tại Mỹ và Trung Quốc, nhằm đáp ứng cho “cơn khát” nội dung mới của người hâm mộ. Việc nhiều nền tảng streaming video như Disney+, Netflix và Amazon Prime đầu tư vào loại nội dung này cũng giúp phổ biến anime ra toàn cầu hơn nữa.
Tập đoàn có thể kiếm tiền từ anime qua nhiều hình thức khác nhau: cấp phép bản quyền, phát hành movie chiếu rạp, kinh doanh hàng hóa ăn theo, bán đĩa DVD/Blu-ray, phân phối game di động, tổ chức sự kiện bán vé, trình diễn sân khấu, hợp đồng quảng bá sản phẩm,…
Cuối cùng, Crunchyroll không chỉ dừng lại ở streaming và rạp chiếu phim, họ mong muốn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác cho cộng đồng hâm mộ anime. Ngoài kinh doanh hàng hóa ăn theo và phát hành game, công ty cũng đang nhắm tới thực tế ảo như 1 hình thức trải nghiệm mới đắm chìm hơn vào thế giới 2D.
Loạt anime đình đám do công ty con Aniplex đầu tư sản xuất
Ước tính, khoảng 2/3 số anime trong top 100 anime phổ biến nhất trên chuyên trang đánh giá Myanimelist (1 phiên bản tương tự IMDb) do họ giữ bản quyền. Bạn có lẽ sẽ phải giật mình khi nghe đến tên chúng.
Đó là các tựa anime: 86; Bocchi the Rock!; Erased; Sword Art Online; My Dress-Up Darling; Kaguya-sama: Love is War; Demon Slayer; Lycoris Recoil; Ranking of Kings; Your Lie in April; Fullmetal Alchemist: Brotherhood; Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai; Darling in the FranXX; Anohana: The Flower We Saw That Day; Tomo-chan Is a Girl!; Saekano: How to Raise a Boring Girlfriend; I Want To Eat Your Pancreas; Nier: Automata Ver1.1a; Fate/Zero; Fate/stay night: Unlimited Blade Works; trilogy Fate/stay night: Heaven's Feel…
Đặc biệt, Crunchyroll đã thông báo hợp tác với Sony Music Japan để đưa anisong (nhạc anime) vào dịch vụ. Hơn 10 triệu tài khoản trả phí Premium có thể truy cập vào kho nhạc J-Pop khổng lồ, gồm hàng ngàn MV và hơn 100 live concert đến từ dàn nghệ sĩ hùng hậu thuộc Sony Music Japan. Thông qua nền tảng streaming anime “cây nhà lá vườn”, ông lớn này sẽ tận dụng cơ hội để giới thiệu âm nhạc J-Pop tới công chúng phương Tây.
Crunchyroll giúp khán giả phương Tây tiếp cận với các nghệ sĩ của Sony Music dễ dàng hơn
Qua đó, tận dụng sức nóng của anime để quảng bá nghệ sĩ dưới trướng, có thể kể ra như: Aimer; LiSA; Claris; milet; Yoasobi; ASIAN KUNG-FU GENERATION; Hiroyuki Sawano; TrySail; Little Glee Monster; asca; Eir Aoi; Egoist; Soma Saito; Utada Hikaru; Sayuri; Kenshi Yonezu; Kalafina; Ken Hirai; Reol; Mika Nakashima; Kana-Boon; TK from Ling Tosite Sigure,...
Có thể nói, hầu như cộng đồng yêu thích anime/manga chẳng mấy khi nghe đến tên Sony, cũng ít ai nghĩ Sony lại có liên quan tới ngành công nghiệp xuất khẩu văn hóa Nhật Bản ra thế giới. Nhưng khi nhắc đến những cái tên như Crunchyroll, A-1 Pictures hay CloverWorks thì ai cũng biết. Hoặc những ca sĩ thể hiện bài hát chủ đề opening và ending trong anime như aimer, LiSA, milet,... lại rất quen thuộc.
Hóa ra tất cả đều kết nối tới 1 điểm chung, 1 công ty thường gắn liền với hình ảnh TV, tai nghe và camera.
>>> Năm 2023 rồi, vẫn nghĩ Sony chỉ là hãng điện tử thì bạn hơi bị lạc hậu đấy!
Đó là đầu những năm 2000 khi thị trường này vẫn còn rất ngách, chưa thực sự phổ biến. Ngày nay, anime đã biến thành 1 ngành công nghiệp trị giá trên 20 tỷ USD. Không chỉ dừng lại ở streaming video, nó còn bao gồm game, hàng hóa ăn theo, sự kiện ngoài trời, lễ hội, trình diễn âm nhạc,...
Xuất thân từ 1 trang chia sẻ lậu
Công ty được thành lập vào năm 2006 bởi các sinh viên tốt nghiệp ĐH California, chủ yếu dựa trên sở thích xem anime của họ. Nhưng khi phát triển ngày 1 lớn hơn, cộng đồng trở nên ngoài tầm kiểm soát và họ dần dần phải chuyển đổi mô hình sang chiếu anime bản quyền.Nhờ vào các khoản đầu tư chống lưng bởi tập đoàn truyền thông WarnerMedia thời còn thuộc sở hữu của AT&T, Crunchyroll đã trở thành 1 trang phát anime trực tuyến hợp pháp. Cuối cùng, dẫn tới quyết định thâu tóm của Sony với giá 1,2 tỷ USD vào năm 2020.
Khi thâu tóm Crunchyroll, Sony tuyên bố sẽ biến đây thành điểm đến số 1 của cộng đồng yêu thích anime toàn cầu. Và họ bắt đầu xây dựng đây thành thương hiệu anime số 1 thị trường.
Từ Ấn Độ dẫn tới dịch vụ streaming anime lớn nhất
Hiện tại, Crunchyroll đã có hơn 100 triệu người đăng kí, 11 triệu thuê bao trả phí và đang tiếp tục chinh phục những vùng đất mới. Theo Chủ tịch Rahul Purini, sau khi đã làm chủ thị trường phương Tây với thị phần lớn nhất, họ tiến tới phương Đông bắt đầu từ thị trường Ấn Độ.“Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ sẽ là động lực thúc đẩy thuê bao tiếp theo của chúng tôi” - Purini cho biết. Hiện tại, số thuê bao đến từ Ấn Độ vẫn còn hạn chế, nhưng công ty kì vọng có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai nhờ chiến lược bản địa hóa.
Đó là thâu tóm càng nhiều nội dung càng tốt và đưa nó tiếp cận thị trường tỷ dân. Đồng thời, Crunchyroll cũng tích cực bản địa hóa các đầu phim của mình, thông qua lồng tiếng và phụ đề.
Để thu hút thuê bao mới, ban đầu họ chấp nhận giảm giá xuống chỉ còn 1 USD/tháng, chỉ bằng 1/10 giá thuê bao ở bên Mỹ. Việc giảm giá cũng giúp dịch vụ chiến đấu chống lại vô số các trang chia sẻ anime trực tuyến bất hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, đại diện nền tảng tin rằng các ưu thế về tính năng, giá cả sẽ giúp họ lôi kéo được khách hàng mua gói.
Sau Ấn Độ, những thị trường tiềm năng khác bao gồm Nam Mỹ và Đông Nam Á. Sony mong muốn có thể từng bước bánh trướng ra toàn cầu, ngoại trừ quê nhà Nhật Bản và Trung Quốc. Tấn công vào Ấn Độ là bước đầu tiên của tập đoàn để hiện thực hóa tham vọng đó, vốn nằm trong chiến lược thúc đẩy kinh doanh nội dung giải trí trải dài từ game, phim, nhạc tới anime.
Ngoài Crunchyroll, họ cũng đang trong vụ sáp nhập với tập đoàn địa phương Zee Entertainment, trị giá 10 tỷ USD. Thương vụ được dự đoán sẽ tạo ra 1 siêu cường truyền thông giải trí ở Ấn Độ.
Ngành kinh doanh béo bở
Hồi tháng 5, CEO Kenichiro Yoshida đã chia sẻ tầm nhìn dài hạn của họ trong việc tăng cường kinh doanh giải trí. Sony muốn tiếp cận tới 1 tỷ khách hàng toàn cầu thông qua sản xuất và phân phối nhạc, phim, game, anime. Do thị trường Trung Quốc có nhiều yếu tố phức tạp, Ấn Độ được coi là lựa chọn thay thế thích hợp. Dự báo ngành công nghiệp truyền thông giải trí nước này sẽ đạt quy mô giá trị 60 tỷ USD vào năm 2030.Đại diện Crunchyroll xác nhận sẽ tận dụng quan hệ hợp tác trong cùng tập đoàn với công ty mẹ Sony Pictures và các studio Nhật Bản để dập nạn vi phạm bản quyền. Ước tính, ngành công nghiệp anime có hơn 800 triệu người hâm mộ trên toàn cầu cho tới năm 2025, chỉ tính ở thị trường quốc tế bên ngoài Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, khoảng 1/4 sẽ tiêu thụ nội dung tại các nền tảng chính thức hợp pháp.
Đóng góp của anime hay doanh thu Crunchyroll vẫn là 1 ẩn số, khi mà Sony là 1 tập đoàn khổng lồ tạo ra 85 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, các nhà phân tích rất lạc quan với hướng đi này. Nhà phân tích Minami Munakata ước tính, trong vòng 5 năm tới Crunchyroll sẽ đóng góp 36% trong lợi nhuận của Sony Pictures. Chủ yếu bởi chiến lược bành trướng sẽ giúp dịch vụ kiếm thêm nhiều thuê bao mới ở bên ngoài Bắc Mỹ. Hãng nghiên cứu thị trường Omdia cũng dự báo lượng người xem anime ngày càng tăng, cả qua trực tuyến lẫn chiếu rạp.
"Xu hướng nở rộ của anime Nhật Bản tại các thị trường quốc tế đang hiện rõ và ngày càng lây lan mạnh hơn. Không chỉ bởi doanh thu chiếu rạp ấn tượng của các tựa phim hot như 'Demon Slayer,' 'Jujutsu Kaisen'" - nhà phân tích James McWhirter cho biết. Việc sản xuất anime cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở bên ngoài Nhật Bản, tại Mỹ và Trung Quốc, nhằm đáp ứng cho “cơn khát” nội dung mới của người hâm mộ. Việc nhiều nền tảng streaming video như Disney+, Netflix và Amazon Prime đầu tư vào loại nội dung này cũng giúp phổ biến anime ra toàn cầu hơn nữa.
Cuối cùng, Crunchyroll không chỉ dừng lại ở streaming và rạp chiếu phim, họ mong muốn có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác cho cộng đồng hâm mộ anime. Ngoài kinh doanh hàng hóa ăn theo và phát hành game, công ty cũng đang nhắm tới thực tế ảo như 1 hình thức trải nghiệm mới đắm chìm hơn vào thế giới 2D.
Vị thế của Sony trong ngành công nghiệp anime
Ngoài việc sở hữu Crunchyroll đang là nền tảng streaming có thư viện anime đồ sộ nhất hành tinh, tập đoàn Nhật Bản còn nhiều công ty khác trong ngành công nghiệp quy mô này. Họ có Aniplex, công ty con thuộc Sony Music Japan, là 1 trong các nhà phân phối bản quyền anime lớn nhất hiện nay. Dưới trướng Aniplex còn có 2 studio sản xuất quen thuộc với cộng đồng otaku, wibu là A-1 Pictures và CloverWorks.Ước tính, khoảng 2/3 số anime trong top 100 anime phổ biến nhất trên chuyên trang đánh giá Myanimelist (1 phiên bản tương tự IMDb) do họ giữ bản quyền. Bạn có lẽ sẽ phải giật mình khi nghe đến tên chúng.
Đó là các tựa anime: 86; Bocchi the Rock!; Erased; Sword Art Online; My Dress-Up Darling; Kaguya-sama: Love is War; Demon Slayer; Lycoris Recoil; Ranking of Kings; Your Lie in April; Fullmetal Alchemist: Brotherhood; Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai; Darling in the FranXX; Anohana: The Flower We Saw That Day; Tomo-chan Is a Girl!; Saekano: How to Raise a Boring Girlfriend; I Want To Eat Your Pancreas; Nier: Automata Ver1.1a; Fate/Zero; Fate/stay night: Unlimited Blade Works; trilogy Fate/stay night: Heaven's Feel…
Đặc biệt, Crunchyroll đã thông báo hợp tác với Sony Music Japan để đưa anisong (nhạc anime) vào dịch vụ. Hơn 10 triệu tài khoản trả phí Premium có thể truy cập vào kho nhạc J-Pop khổng lồ, gồm hàng ngàn MV và hơn 100 live concert đến từ dàn nghệ sĩ hùng hậu thuộc Sony Music Japan. Thông qua nền tảng streaming anime “cây nhà lá vườn”, ông lớn này sẽ tận dụng cơ hội để giới thiệu âm nhạc J-Pop tới công chúng phương Tây.
Qua đó, tận dụng sức nóng của anime để quảng bá nghệ sĩ dưới trướng, có thể kể ra như: Aimer; LiSA; Claris; milet; Yoasobi; ASIAN KUNG-FU GENERATION; Hiroyuki Sawano; TrySail; Little Glee Monster; asca; Eir Aoi; Egoist; Soma Saito; Utada Hikaru; Sayuri; Kenshi Yonezu; Kalafina; Ken Hirai; Reol; Mika Nakashima; Kana-Boon; TK from Ling Tosite Sigure,...
Có thể nói, hầu như cộng đồng yêu thích anime/manga chẳng mấy khi nghe đến tên Sony, cũng ít ai nghĩ Sony lại có liên quan tới ngành công nghiệp xuất khẩu văn hóa Nhật Bản ra thế giới. Nhưng khi nhắc đến những cái tên như Crunchyroll, A-1 Pictures hay CloverWorks thì ai cũng biết. Hoặc những ca sĩ thể hiện bài hát chủ đề opening và ending trong anime như aimer, LiSA, milet,... lại rất quen thuộc.
Hóa ra tất cả đều kết nối tới 1 điểm chung, 1 công ty thường gắn liền với hình ảnh TV, tai nghe và camera.
>>> Năm 2023 rồi, vẫn nghĩ Sony chỉ là hãng điện tử thì bạn hơi bị lạc hậu đấy!