"Ngã ngửa" trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?

Những ngày qua, dư luận thế giới tỏ ra quan tâm đến vị Tân thủ tướng Anh Rishi Sunak, khi ông là người gốc Ấn. Tuy nhiên, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà cả trong kinh tế và công nghệ, các vị CEO nổi tiếng gốc Ấn đã chứng tỏ được "khí phách" của mình trước thế giới.
Họ là những người mang trong mình dòng máu Ấn đang nắm giữ các vị trí CEO tại các tập đoàn lớn trên thế giới như Google, Microsoft, Pepsi,... Có vẻ như các tập đoàn lớn nhất trên thế giới đều rất "chuộng" CEO Ấn Độ và sự ưu ái này có vẻ chưa dừng lại.

Một vài cái tên nổi tiếng mà "ai cũng biết đó là ai"

Satya Nadella, Chủ tịch và CEO Microsoft
Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Satya Narayana Nadella sinh ra tại Hyderabad (Ấn Độ) năm 1967 trong một gia đình có truyền thống giáo dục. Ông từng theo học Đại học Wisconsin-Milwaukee và tốt nghiệp vào năm 1990. Đến năm 1992, ông gia nhập Microsoft, sau đó đảm nhận nhiều vị trí trong tập đoàn cho đến khi được bổ nhiệm làm CEO năm 2014.
Tháng 6 năm 2021, Microsoft công bố Satya Nadella trở thành chủ tịch hội đồng quản trị thay cho ông John Thompson. Đây cũng là lần đầu tiên “gã khổng lồ” công nghệ này có CEO kiêm nhiệm cả vị trí chủ tịch sau 20 năm.
Sundar Pichai, CEO Alphabet

Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Sundar Pichai làm việc tại Google năm 2004, ông giữ nhiều vai trò quan trọng khác nhau, bao gồm giám sát Chrome, giám đốc sản phẩm của Google và người đứng đầu hệ điều hành Android. Pichai trở thành CEO Google từ năm 2015. Tháng 12 năm 2019 vị trí CEO Alphabet c cũng được nhường lại cho ông sau khi hai đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin tuyên bố từ chức.
Shantanu Narayen, Chủ tịch và CEO Adobe

Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Shantanu Narayen tốt nghiệp Đại học Osmania của Ấn Độ và có bằng MBA của Đại học California, Berkeley. Ông đầu quân cho Apple lúc mới tốt nghiệp và đi làm, đến tháng 12/2007, ông trở thành CEO hãng phần mềm Adobe.
Arvind Krishna, Chủ tịch và CEO IBM

Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Krishna có bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật điện và máy tính của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign. Ông gia nhập IBM năm 1990, từng là Phó chủ tịch cấp cao của IBM về điện toán đám mây và chính thức giữ vị trí CEO của IBM từ tháng 4/2020
Parag Agrawal, CEO Twitter

Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Parag Agrawal là một tân CEO Twitter là thành viên mới nhất của câu lạc bộ CEO Ấn Độ tại Mỹ. Ông từng học tại lò đào tạo nhân tài Học viện Công nghệ Ấn Độ và bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford.
Trước khi vào làm việc tại Twitter vào tháng 10/2011, Parag Agrawal cũng từng làm ở Microsoft, Yahoo và AT&T trong vai trò nghiên cứu.
Mới đây sau khi tiếp quản mạng xã hội Twitter, Elon Musk đã tuyên bố sa thải Parag Agrawal khỏi công ty cùng 1 số nhân sự cấp cao khác.

Tại sao người Ấn ở Mỹ rất ít, nhưng lại khiến người ta phải "ngước nhìn"

Người ta cũng tự hỏi tại sao người Ấn lại làm được những điều thần kỳ như vậy. Trên thực tế, người gốc Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 1% dân số Mỹ và 6% lực lượng lao động ở Thung lũng Silicon, nhưng những vị trí mà người Ấn đang giữ lại khiến rất nhiều người phải "ngước nhìn".
Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
Ấn Độ là 1 lò đào tạo CEO công nghệ?
Báo cáo của BBC trích lời R Gopalakrishnan, cựu giám đốc điều hành của Tata Sons rằng "Không có quốc gia nào trên thế giới đào tạo nhiều công dân theo cách thức đấu sĩ như Ấn Độ." Những cạnh tranh khốc liệt buộc người Ấn phải trở thành những người thích nghi tốt, họ cũng thường ưu tiên nhân viên chuyên nghiệp hơn là giúp đỡ cá nhân trong văn hóa công sở Mỹ.
Ông cũng nói thêm "Đây là những đặc điểm của những nhà lãnh đạo hàng đầu ở bất kỳ đâu trên thế giới."
Các CEO của Thung lũng Silicon sinh ra ở Ấn Độ cũng là một phần của nhóm thiểu số gồm 4 triệu người, nằm trong nhóm giàu có và trình độ học vấn cao nhất ở Mỹ. Một thực tế nữa, phần lớn người Ấn Độ đều có thể nói tiếng Anh giúp họ dễ dàng hòa nhập vào ngành công nghiệp công nghệ đa dạng của Mỹ.
Nền giáo dục Ấn Độ cũng rất chú trọng vào toán học và khoa học máy tính, tạo ra một ngành công nghiệp phần mềm phát triển mạnh, đào tạo sinh viên tốt nghiệp các kỹ năng phù hợp, vốn được thúc đẩy nhiều hơn trong các trường kỹ thuật hoặc quản lý hàng đầu ở Mỹ.

Điều gì khiến người Ấn Độ phù hợp với vị trí CEO công nghệ?

Những người quản lý gốc Ấn có những phẩm chất quý giá mà mà không các quốc gia nào có được.
Ngã ngửa trước danh sách các CEO công nghệ là người Ấn Độ, vì sao ngành công nghệ lại chuộng nhân tài Ấn Độ như vậy?
- Sự kiên trì
Sự kiên nhẫn của những quản lý gốc Ấn thể hiện bằng việc họ "leo lên đỉnh" từ những vị trí thấp nhất trong một công ty, cũng ít khi đổi việc sao những nơi khác. Nhờ tính kiên trì, đến khi họ đạt được cấp độ kinh nghiệm và tin cậy nhất định, xứng đáng với các vị trí lãnh đạo. Chẳng hạn như Nadella sau hơn hai thập kỷ làm việc chăm chỉ tại Microsoft, đã được bổ nhiệm làm CEO, còn Pichai đã làm việc cho Google từ năm 2004,...
- Đức tính khiêm tốn và tôn trọng nhân viên
sự khiêm tốn trong công việc là một đức tính quý báu của người Ấn Độ. Dù ở vị trí cao nhưng họ vẫn ngồi làm việc cả ngày trong văn phòng, tham gia các dự án và cùng làm việc với nhân viên. CEO Indra Nooyi của Pepsi Co nói rằng việc tôn trọng nhân viên cần được thể hiện cả trong công việc lẫn cuộc sống. CEO GlobalFoundries là Sanjay Kumar Jha được biến đến là người quản lý không nề hà bất cứ việc gì, sẵn sàng tham gia cùng các đồng nghiệp.
- Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các vị CEO người Ấn thường quan tâm đến các kế hoạch dài hạn và hoàn toàn có khả năng để đạt được. CEO Nadella của Microsoft lúc mới nhậm chức đã nói rằng "“chúng ta cần tin vào những điều không thể và loại bỏ những điều không thiết thực” (We need to believe in the impossible and remove the improbable).
- Khả năng dự đoán nhu cầu thị trường
Các CEO gốc Ấn đặc biệt có khả năng nắm bắt được dữ liệu và vạch ra những mục tiêu cho dự án. Kỹ năng này chính là yếu tố quyết định giúp họ hoạch định những chiến lược dài hạn phù hợp với thị trường hiện tại và nhu cầu của tương lai.

Danh sách một số CEO gốc Ấn tiêu biểu ở các tập đoàn hàng đầu tại Mỹ và châu Âu:
1. Sundar Pichai - Google
2. Satya Nadella - Microsoft
3. Parag Agrawal - Twitter
4. Indra Nooyi - Pepsi Co.
5. Arvind Krishna - IBM
6. Rajeev Suri - Nokia
7. Chaianu Narayen- Adobe Systems.
8. Ajaypal Singh Banga- Mastercard
9. Anshuman Jain - Deutsche Bank
10. Sanjay Jha- Global Foundries
11. Sanjay Mehrotra - Sandisk
12. Dinesh Paliwal- Harman International Industries
......


>>>Tân thủ tướng Anh gốc Ấn: Tốt nghiệp Standford, con rể tỷ phú phần mềm Ấn Độ. lương làm thủ tướng Anh "quá bèo" so với tài sản

Tham khảo và tổng hợp: thedailystar, thenewsmen
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top