Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, nhiều công ty công nghệ đã ghi nhận lợi nhuận và số lượng mua hàng kỷ lục do sự bùng nổ của việc học tập và làm việc tại nhà. Tuy nhiên, hầu hết các đợt tăng trưởng nóng đều kéo theo sự sụt giảm mạnh sau đó và chính những công ty ấy hiện đang phải đối phó với tình trạng dư cung quá mức đối với chip cũng như nhiều sản phẩm khác.
Trong năm 2020, nhu cầu về thiết bị điện tử tăng đột biến đến mức chưa từng thấy trước đây. Do các lệnh phong tỏa, ngừng hoạt động cùng các hạn chế khác do đại dịch gây ra, công nhân và sinh viên được yêu cầu tiếp tục làm việc tại nhà. Tất nhiên, không phải ai cũng có những sản phẩm cần thiết để thực hiện điều đó, đây chính là nguyên nhân giải thích cho sự bùng nổ lớn về nhu cầu chip.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và những hạn chế dần được dỡ bỏ, nhu cầu về các sản phẩm như vậy bắt đầu giảm dần. Thật không may cho nhiều công ty, lợi nhuận và doanh số bán hàng kỷ lục cuối cùng lại tạo ra số lượng hàng tồn kho lớn và các mặt hàng bám đầy bụi trên những kệ hàng. Và trong một bài báo của The Wall Street Journal, nhiều CEO từ các nhà sản xuất chip và OEM khác nhau đã bày tỏ quan ngại của họ về tình hình hiện tại.
CEO Micron Sanjay Mehrotra tuyên bố rằng mức độ chip hiện tại “cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của công ty" và Micron bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm mạnh đến mức gần đây họ đã cắt giảm khoảng 10% tổng lực lượng lao động.
Với CEO HP, Enrique Lores, ông không kỳ vọng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong ngành ít nhất trong 2 quý tới, nhưng ông tin rằng có những dấu hiệu cho thấy chúng có thể sớm lắng xuống.
Cả CEO của Intel và AMD cũng tiết lộ các vấn đề mà công ty của họ đang phải đối mặt. Hồi tháng 10, CEO Pat Gelsinger của Intel đã đưa ra lưu ý: "Thật khó để nhìn thấy bất kỳ tin tức tốt đẹp nào ở phía trước." Intel đã báo cáo doanh số bán hàng giảm 15% và lợi nhuận chung trong quý 3/2022 giảm 59% so với quý 3/2021.
AMD cũng gặp tình trạng thiếu hụt nhu cầu trong những tháng gần đây, vì họ đã bỏ lỡ kỳ vọng đối với nền tảng AM5 mới cũng như các bộ xử lý tiếp theo. AMD đã bắt đầu xuất xưởng ít chip hơn so với nhu cầu để giải phóng lượng hàng tồn kho dư thừa của mình. Tuy nhiên, vì điều này, CEO Lisa Su nói rằng các OEM sử dụng bộ xử lý AMD trong desktop dựng sẵn hoặc laptop đã không thể bổ sung lượng hàng dự trữ của mình ở mức dự kiến.
Các nhà sản xuất liên quan đến PC không phải là những công ty duy nhất nhận thấy sự sụt giảm lớn về nhu cầu, bởi ngành công nghiệp smartphone cũng chứng kiến doanh số bán hàng giảm trong những tháng gần đây. Qualcomm, nhà sản xuất bộ vi xử lý Snapdragon được trang bị trong nhiều mẫu điện thoại, gần đây đã cắt giảm kỳ vọng do nhu cầu đối với điện thoại thông minh cao cấp thấp hơn.
Hiện tại, các công ty sẽ phải tìm cách đối phó hoặc thích nghi với sự sụt giảm nhu cầu đột ngột. Bất chấp tất cả những trở ngại này, nhiều giám đốc điều hành vẫn kỳ vọng rằng doanh số bán chip sẽ tăng gấp đôi trong năm 2030 và vượt hơn 1 nghìn tỷ USD, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bắt đầu khuyến khích sản xuất chip nội địa hóa.
>>> Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế
Nguồn: Tech Spot
Trong năm 2020, nhu cầu về thiết bị điện tử tăng đột biến đến mức chưa từng thấy trước đây. Do các lệnh phong tỏa, ngừng hoạt động cùng các hạn chế khác do đại dịch gây ra, công nhân và sinh viên được yêu cầu tiếp tục làm việc tại nhà. Tất nhiên, không phải ai cũng có những sản phẩm cần thiết để thực hiện điều đó, đây chính là nguyên nhân giải thích cho sự bùng nổ lớn về nhu cầu chip.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và những hạn chế dần được dỡ bỏ, nhu cầu về các sản phẩm như vậy bắt đầu giảm dần. Thật không may cho nhiều công ty, lợi nhuận và doanh số bán hàng kỷ lục cuối cùng lại tạo ra số lượng hàng tồn kho lớn và các mặt hàng bám đầy bụi trên những kệ hàng. Và trong một bài báo của The Wall Street Journal, nhiều CEO từ các nhà sản xuất chip và OEM khác nhau đã bày tỏ quan ngại của họ về tình hình hiện tại.
CEO Micron Sanjay Mehrotra tuyên bố rằng mức độ chip hiện tại “cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của công ty" và Micron bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm mạnh đến mức gần đây họ đã cắt giảm khoảng 10% tổng lực lượng lao động.
Với CEO HP, Enrique Lores, ông không kỳ vọng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong ngành ít nhất trong 2 quý tới, nhưng ông tin rằng có những dấu hiệu cho thấy chúng có thể sớm lắng xuống.
Cả CEO của Intel và AMD cũng tiết lộ các vấn đề mà công ty của họ đang phải đối mặt. Hồi tháng 10, CEO Pat Gelsinger của Intel đã đưa ra lưu ý: "Thật khó để nhìn thấy bất kỳ tin tức tốt đẹp nào ở phía trước." Intel đã báo cáo doanh số bán hàng giảm 15% và lợi nhuận chung trong quý 3/2022 giảm 59% so với quý 3/2021.
AMD cũng gặp tình trạng thiếu hụt nhu cầu trong những tháng gần đây, vì họ đã bỏ lỡ kỳ vọng đối với nền tảng AM5 mới cũng như các bộ xử lý tiếp theo. AMD đã bắt đầu xuất xưởng ít chip hơn so với nhu cầu để giải phóng lượng hàng tồn kho dư thừa của mình. Tuy nhiên, vì điều này, CEO Lisa Su nói rằng các OEM sử dụng bộ xử lý AMD trong desktop dựng sẵn hoặc laptop đã không thể bổ sung lượng hàng dự trữ của mình ở mức dự kiến.
Các nhà sản xuất liên quan đến PC không phải là những công ty duy nhất nhận thấy sự sụt giảm lớn về nhu cầu, bởi ngành công nghiệp smartphone cũng chứng kiến doanh số bán hàng giảm trong những tháng gần đây. Qualcomm, nhà sản xuất bộ vi xử lý Snapdragon được trang bị trong nhiều mẫu điện thoại, gần đây đã cắt giảm kỳ vọng do nhu cầu đối với điện thoại thông minh cao cấp thấp hơn.
Hiện tại, các công ty sẽ phải tìm cách đối phó hoặc thích nghi với sự sụt giảm nhu cầu đột ngột. Bất chấp tất cả những trở ngại này, nhiều giám đốc điều hành vẫn kỳ vọng rằng doanh số bán chip sẽ tăng gấp đôi trong năm 2030 và vượt hơn 1 nghìn tỷ USD, đặc biệt là khi Hoa Kỳ bắt đầu khuyến khích sản xuất chip nội địa hóa.
>>> Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế
Nguồn: Tech Spot